Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................... 8
2. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn..................................................... 10
2.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................................... 10
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................... 10
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................... 11
3.1. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................... 11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................... 11
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...................................... 12
4.1 Đối tượng:.......................................................................................................................... 12
4.2. Khách thể:......................................................................................................................... 12
4.3. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................................... 12
4.4. Giới hạn nghiên cứu: ........................................................................................................ 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
5.1. Phương pháp luận............................................................................................................. 13
5.2. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................................... 13
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết .......................................... 15
6.1. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................... 15
6.2. Khung lý thuyết ................................................................................................................. 16
7. Hạn chế của đề tài .................................................................................. 17
8. Cấu trúc luận văn................................................................................... 17
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................18
1.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu........................................................... 18
1.2. Các hƣớng tiếp cận xã hội học........................................................... 18
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................ 20
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .......................................................... 23
2.2.1.Vài nét về Phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội.................................................. 23
2.2.2. Vài nét về Xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội ........................................................ 24
2.3. Các khái niệm công cụ........................................................................ 27
- Nhận thức............................................................................................................................... 27
- Túi nilon................................................................................................................................. 28
- Môi trường và Ô nhiễm môi trường....................................................................................... 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƢỜI DÂN .......29
2.1. Mức độ sử dụng túi nilon trong sinh hoạt ........................................ 30
2.2. Lý do sử dụng túi nilon....................................................................... 34
2.3. Xử lý túi nilon sau sử dụng ................................................................ 36
CHƢƠNG 3: NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ TÁC HẠI TÚI NILON 43
3.1. Mức độ hiểu biết của ngƣời dân về tác hại khi sử dụng túi nilon .. 43
3.2. Nhận thức tác hại của túi nilon đến môi trƣờng.............................. 58
3.3. Tác hại của túi nilon đến sức khỏe .................................................... 60
3.4. Nhận thức về sản phẩm thay thế ....................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................72
1. Kết luận................................................................................................... 72
2. Khuyến nghị............................................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................76
PHỤ LỤC.................................................................................................................79

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới, là một trong
những nước có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Quá trình gia tăng dân số
nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi, yêu cầu về đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt,
giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm… đồng thời
làm gia tăng sức ép với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự
nhiên có khả năng chịu tải nhất định, khi dân số tăng nhanh và chất thải không được
xử lý xả thải vào môi trường nhiều làm vượt quá khả năng tự làm sạch và phục hồi
của môi trường tự nhiên, tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới có thu nhập thấp với
số dân đông, Việt Nam đang đối mặt với vấn đề gay gắt do tài nguyên thiên nhiên bị
suy giảm, môi trường ô nhiễm. Chiến lược quốc gia về môi trường và phát triển bền
vững được xây dựng từ năm 1985, sau đó là Chương trình hành động quốc gia về
môi trường và phát triển bền vững, đã và đang được thực hiện theo lộ trình.
Môi trường đang từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Một trong những chất thải
sinh hoạt có tác hại với môi trường hiện nay là túi nilon mà người dân vẫn sử dụng
hàng ngày. Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm – do nhà hóa học người
Anh Alexander Parkes phát minh. Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi
sinh hoạt trong đời sống, nhất là trong việc bao gói hàng hóa. Hiện nay, túi nilon đã
trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là
trong các hoạt động thương mại dân sinh. Tuy vậy, túi nilon là một trong những mối
đe dọa lớn đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật do độ bền chắc của nó.
Theo nhận định của các nhà khoa học, thời gian phân hủy trong điều kiện môi
trường tự nhiên của túi nilon có thể từ hàng trăm, thậm chí đến hàng nghìn năm.
Trong quá trình tồn tại ngoài tự nhiên, rác thải túi nilon thể hiện tác hại trên nhiều
mặt. Đặc biệt, bao bì nilon màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa
các kim loại năng như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư
phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì nilon bị đốt, các khí thải đặc biệt là khí đi-ô-xin
có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết,
giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm
sinh cho trẻ sơ sinh. Và tác hại nguy hiểm nhất là túi nilon gây ung thư, biến đổi
giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi nilon có khả
năng gây độc cho người nếu được sự dụng ở nhiệt độ cao (70 – 80 độ C). Nếu sử
dụng túi nilon để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối,
thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa và
gây độc cho thực phẩm.
Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp mạnh để giải quyết vấn dề
này như Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân hủy; đánh thuế nặng đối với
sản xuất túi nilon khó phân hủy, hay yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi
nilon...ví dụ tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa kỳ,
Thụy Sỹ, Nam Phi và Đan Mạch…; Một số quốc gia ở châu Phi, như Uganda,
Kenya, Tanzania... cũng đã bắt đầu cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi ni
lông nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
Tại Việt Nam, những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra
các giải pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, bao gồm cả các giải pháp
hành chính cũng những biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân
về vấn đề này. Tuy vậy, ở nước ta, túi nilon vẫn được sử dụng khá rộng rãi trong
sinh hoạt hàng ngày; việc thu gom, xử lý, tái chế còn hết sức hạn chế. Vì vậy, hiện
tại và trong tương lai, rác thải túi nilon sẽ gây ra những tác hại to lớn với môi
trường và sức khỏe con người.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề là “Nhận thức và hành vi của
ngƣời dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trƣờng” để làm đề tài nghiên
cứu cho Luận văn, với mục đích tìm hiểu nhận thức của người dân về loại rác thải
này gây ô nhiễm môi trường, từ đó đưa ra một số giải pháp và đề xuất về mặt chính
sách nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Dần dần giúp người dân hạn chế sử

6NG60s9mheU6U88

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status