Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức cho con trong các gia đình đô thị hiện nay và những khó khăn của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho con. Thực trạng đạo đức của trẻ em từ 12-15 tuổi tại quận Hà Đông, TP. Hà Nội. Những nội dung giáo dục đạo đức cơ bản và phương pháp giáo dục đạo đức của các bậc phụ huynh trong gia đình đô thị hiện nay. Tầm quan trọng của gia đình (vị trí, vai trò của cha, mẹ) trong việc giáo dục đạo đức cho con. Đưa ra các giải pháp giúp các gia đình giáo dục đạo đức cho con được tốt hơn
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử loài người đã chứng minh gia đình luôn giữ một vai trò quan
trọng trong đời sống của mỗi cá nhân cũng như trong sự phát triển của xã hội.
Gia đình là tế bào của xã hội. Sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất
nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình không phải là nơi
duy nhất có vai trò và trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ em nhưng nó là môi
trường đầu tiên tạo điều kiện tốt nhất và có vai trò quan trọng quyết định việc
hình thành nhân cách trẻ em.
Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng đã khẳng định: “Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi
dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền
thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.
Giáo dục gia đình cho đến nay vẫn khẳng định vai trò to lớn và không thể
thay thế được do những ưu thế của nó so với giáo dục xã hội. Trước hết người
ta nhận thấy rằng, ở giai đoạn đầu, đứa trẻ tiếp thu văn hoá, kinh nghiệm xã hội
không phải bằng lý trí tư duy mà đơn giản chỉ là bắt chước thông qua việc sao
chép lại mẫu hành vi của bố, mẹ và của những người xung quanh. Sự chăm sóc
và dạy dỗ của bố mẹ chính là yếu tố đầu tiên trong quá trình thích nghi dần với
đời sống xã hội của trẻ. Xã hội vận động và phát triển không ngừng, song giáo
dục gia đình vẫn luôn luôn ảnh hưởng lâu dài và toàn diện nhất đối với mỗi cá
nhân trong suốt cuộc đời của họ. Giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội là
những môi trường giáo dục rất quan trọng, nhưng vai trò của nó chỉ được phát
huy một cách có hiệu quả khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhân tố con
người luôn giữ vai trò có tính chất quyết định. Vì vậy, giáo dục và đào tạo con
người trong gia đình càng trở nên bức thiết trước yêu cầu phát triển của xã hội.
Thực tế cho thấy, dưới tác động của kinh tế thị trường, nhiều giá trị đạo
đức truyền thống và nếp sống văn hóa gia đình đang có sự vận động và biến đổi.
Có thể nói đa số trẻ em hiện nay đều được giáo dục rất chu đáo về mặt
đạo đức. Đã có nhiều tấm gương con ngoan trò giỏi, hiếu lễ với cha mẹ, thầy
cô, tấm gương giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn, quên mình cứu
bạn… Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trẻ em hư, lười học, vô cảm. Dưới tác
động mạnh mẽ của môi trường xã hội, của các loại văn hoá phẩm độc hại,…
nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp đang bị mai một trong một bộ phận
gia đình Việt Nam nói chung và gia đình đô thị nói riêng. Các quan hệ gia đình
tốt đẹp đang đứng trước nguy cơ bị lấn át bởi những quan hệ hàng hoá, thị
trường, lợi nhuận hay lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ.
Bên cạnh môi trường xã hội phức tạp như vậy, một trong những nguyên
nhân chính đẩy một bộ phận lớn thiếu niên vào con đường phạm pháp đặc biệt là
bạo lực học đường ngày càng tăng lên chính là do sự buông lỏng việc quản lý
giáo dục con cái của mỗi gia đình. Ở đô thị, hầu hết các gia đình còn mải lo về
kinh tế, do vậy việc giáo dục và chủ yếu là giáo dục đạo đức cho con chưa thực
sự được coi trọng và đầu tư đúng mức. Cũng có một số cha mẹ coi trọng việc
giáo dục đạo đức cho con, song do hạn chế về kiến thức, năng lực và phương
pháp nên hiệu quả của việc giáo dục đạo đức chưa cao.
Đối với những gia đình đang sinh sống và có con đang theo học THCS ở
quận Hà Đông, TP. Hà Nội thì đây là độ tuổi học sinh có nhiều biến động về mặt
tâm sinh lý. Học sinh không hoàn toàn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người
lớn, có thể nói đây là giai đoạn quá độ của lứa tuổi vị thành niên này. Do đó, trẻ
em ở lứa tuổi này chịu sự tác động rất mạnh mẽ bởi môi trường bên ngoài trong
việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
Chính vì những lý do trên mà giáo dục đạo đức trở thành vấn đề cốt lõi,
nền tảng trong toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách con người, thu
hút được sự quan tâm đặc biệt của mọi gia đình và của toàn xã hội. Chọn vấn đề
“Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay” là đề tài cho luận
văn tốt nghiệp cao học xã hội học, chúng tui muốn góp phần nhỏ của mình vào
việc khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của gia đình trong sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc, và giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ em. Từ đó giúp gia đình phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong giáo dục
nói chung và giáo dục đạo đức cho con trong các gia đình đô thị hiện nay nói
riêng góp phần vào công cuộc đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội hiện đại.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua việc phân tích các tác động của điều kiện kinh tế - xã hội hiện
nay làm biến đổi văn hoá gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình, vai trò xã
hội của gia đình, đề tài góp phần bổ sung các lý thuyết đã có nhằm chứng minh
tính đúng đắn trong những luận điểm, lập luận của xã hội về vai trò của gia đình
trong giáo dục đạo đức cho con cái. Từ đó, hy vọng luận văn cũng góp một phần
nhỏ vào quá trình nâng cao nhận thức lý luận xã hội học về vai trò của gia đình
trong việc thực hiện chức năng xã hội hoá con người.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả mà luận văn đạt được có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu vai trò quan trọng của gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con cái.
Từ đó giúp gia đình phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong giáo dục
nói chung và giáo dục đạo đức cho con trong các gia đình đô thị hiện nay nói
riêng góp phần vào công cuộc đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội hiện đại.
3. Đối tượng-khách thể-phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay


Pr50JQ7HWRrjs2w
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status