Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mới đây Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dân số Việt Nam là 90
triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới về dân số. Theo tính toán của Quỹ Dân số
Liên hiệp quốc, đến giữa thế kỷ XXI, dân số Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 100
triệu người. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12
nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt
Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp
thứ 73/133 nước được xếp hạng.
Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, với mục tiêu đưa đất nước phát triển ngang tầm với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số
đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động
khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện
thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã
được Đại hội Đảng XI thông qua ngày 16/2/2011. Tuy nhiên, chất lượng
nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn thấp, Việt nam hiện nay vẫn là một
nước đang trong quá trình phát triển, có nhiều cơ hội và thách thức; với nguồn
nhân lực có qui mô lớn và cơ cấu trẻ nhưng chưa thực sự là động lực để phát
triển kinh tế. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bước
đột phá chiến lược, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo
lợi thế cạnh tranh, bảo đảm đưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh,
bền vững, hiệu quả.
Con người luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho
sự phát triển nhanh và bền vững. Nhận thức rõ điều này, Đảng Cộng Sản Việt
Nam khẳng định: Nguồn lực con người Việt Nam là vốn quý nhất trong điều
kiện các nguồn lực khác của chúng ta còn hạn chế, do đó “lấy việc phát triển
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”
[ 9, tr.85]
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chương trình mang tính chất
chiến lược về đầu tư và phát triển con người của riêng mình hướng theo một
nguyên tắc chung là: Đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã
hội, sự thừa nhận vai trò quan trọng và quyết định của nhân tố con người trong
phát triển kinh tế - xã hội vừa mang ý nghĩa bước ngoặt của tư duy nhân loại,
vừa mở ra một triển vọng mới cho tất cả các nước. Sự thành bại của chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi nước đang tùy thuộc vào những bí quyết về đào
tạo, sử dụng và phát huy nhân tố con người. Và CNH- HĐH là con đường tất
yếu để biến một nước có nền nông nghiệp lạc hậu như nước ta thành một nước
công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Quá trình phát triển của một quốc gia, một địa phương cần có nhiều
điều kiện cũng như các nguồn lực cần thiết. Trong các nguồn lực cần thiết cho
phát triển như: cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, khoa học
công nghệ, nguồn nhân lực… thì nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trò quyết
định và chi phối tất cả các yếu tố còn lại. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì vai trò, vị trí của nguồn lực con người
ngày càng quan trọng hơn.
Trong những năm gần đây, công tác phát triển nhân lực của tỉnh Kon
Tum cũng không nằm ngoài xu hướng đó và đã đạt được một số thành tựu
đáng kể, góp phần hỗ trợ đắc lực vào sự phát triển KT-XH và sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình
mới thì công tác phát triển nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế: trình độ học vấn
và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực còn thấp; các cơ sở đào
tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô, năng lực và chất lượng đào tạo;
năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, sự phối hợp
giữa các ngành quản lý, giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp và người
lao động còn thiếu chặt chẽ.
Trong giai đoạn 2011-2020, với nguồn nhân lực dồi dào, cần cù lao
động thì chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đặc biệt, tỉnh Kon Tum
với quy mô nền kinh tế còn nhỏ, trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn thì yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực càng có ý
nghĩa quyết định tới sự phát triển. Do đó tui chọn đề tài: “Chất lượng nguồn
nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa” để
nghiên cứu, từ việc nghiên cứu đề tài này sẽ cũng cấp những luận cứ và cơ sở
quan trọng về lý luận và thực tiễn mang đến cái nhìn cụ thể, sâu sắc về ảnh
hưởng của chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trẻ đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nghiên cứu
cũng chỉ ra những mặt tích cực và cả tiêu cực, những ảnh hưởng từ chất lượng
nguồn nhân lực đến sự phát triển kinh tế - xã hội; từ đó đề xuất các giải pháp,
đưa ra các kết luận, kiến nghị nhằm sử dụng và có định hướng phát triển
nguồn nhân lực phù hợp với tình hình chung của tỉnh, góp phần thực hiện
mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ,
phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hướng đến phát triển bền vững.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu về nguồn nhân lực trên thế giới
Cho đến nay nhiều quan niệm về nguồn nhân lực đã được đưa ra. Chẳng
hạn, Henry cho rằng nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ
chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng


787WiXfT2ngLM5L

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status