ĐỀ CƯƠNG MÔN BẢN ĐỒ GIÁO KHOA - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Câu 1: Bản đồ giáo khoa và bản đồ địa lý có đặc điểm chung và riêng nào?
- Bản chất của bản đồ giáo khoa là bản đồ địa lý, nó mang trong mình các tính chất của bản đồ địa lý, các nguyên tắc và các phương pháp của khoa học bản đồ
- Vì bản đồ giáo khoa phục vụ mục đích dạy học nên nó còn mang trong mình những nét đặc trưng của bản đồ trong nhà trường.
- Những nét đặc trưng này thể hiện rõ ở tính khoa học và cơ sở toán bản đồ ở ngôn ngữ bản đồ và tổng quát hóa bản đồ giáo khoa.
- Đối với bản đồ địa lý thì lượng thông tin khoa học càng nhiều, thể hiện càng chính xác, tính khoa học càng cao, vì đối tượng biểu hiện của nó là thực tế địa lý
- Bản đồ giáo khoa thì lượng thông tin không nhiều vì sự thể hiện còn phụ thuộc vào tài liệu giáo khoa, phụ thuộc vào từng lứa tuổi người học
- Cở sở toán học dùng để thành lập bản đồ giáo khoa có lien quan chặt chẽ đến nội dung địa lý và khả năng nhận thức của từng lứa tuổi người học
- Ngôn ngữ bản đồ sử dụng ngôn ngữ bản đồ phổ thông nhằm phổ biến văn hóa bản đồ và tổng quát hóa bản đồ theo nội dung SGK dùng cho các cấp học, bậc học.
Câu 2: phân tích định nghĩa bản đồ giáo khoa?
Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về bản đồ giáo khoa. L.X.Garaevxkaia định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dạy”. Nếu quan niệm như thế thì vô tình xếp bản đồ giáo khoa vào các phương tiện dạy học thuần tuý. Buđanov lại quan niệm: “Những bản đồ phục vụ cho việc giảng dạy ở trường phổ thông gọi là bản đồ giáo khoa”. Quan niệm như thế cũng chưa đầy đủ, bởi vì trong hệ thống giáo dục có rất nhiều hình thức đào tạo, như giáo dục Phổ thông, Cao đẳng, Đại học…
U.C.Bilichvà A.C. Vasmus đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn: “Bản đồ giáo khoa là những bản đồ được sử dụng trong mục đích giáo dục, cần đảm bảo cho việc dạy và học trong các cơ quan giáo dục dưới tất cả mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp từ học sinh đến đào tạo chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được xử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là địa lí và lịch sử”.
Định nghĩa được coi là đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất đối với mọi loại tài liệu bản đồ giáo khoa, kể cả khi dùng các phương tiện hiện đại trong tự động hoá để thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa nói riêng và bản đồ nói chung có lẽ là định nghĩa sau đây: “Bản đồ giáo khoa là sự biểu hiện thu nhỏ của mặt đất trên mặt phẳng, theo một cơ sở toán học nhất định, bằng phương tiện đồ hoạ (ngôn ngữ bản đồ). Để phản ánh có hệ thống những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng nhất và điển hình nhất của môi trường địa lí, thể hiện sự phân bố, trạng thái và mối liên hệ lẫn nhau của khách thể tương ứng với mục đích, nội dung và phương pháp của môn học, phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa tuổi, đồng thời có xét đến yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học đường”.

Câu 3: Các tính chất đặc trưng của bản đồ giáo khoa.
1. Khái niệm bản đồ giáo khoa.
- Bản đồ giáo khoa là sự biểu hiện thu nhỏ của bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng theo một cơ sở toán học nhất định, bằng phương tiện đồ họa. Để phản ánh có hệ thống những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng nhất và điển hình nhất của môi trường địa lý, thể hiện sự phân bố, trạng thái và mối lien hệ lẫn nhau của khách thể tương ứng với mục đích, nội dung và phương pháp của môn học, phù hợp với trình độ phát triển trí oác của lứa tuổi, đồng thời có xét đến yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học đường.
2. Các tính chất đặc trưng của bản đồ gk


fu4h1R02sZ7O47l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status