Đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ buổi sơ khai, khi năng lực ngôn ngữ của con người còn chưa phát triển
hoàn thiện, những lúc xúc động, ngườ i ta đã biết phát ra những âm thanh biểu thị sự
vui mừng, tức giận, đau buồn,... Chính những tín hiệu cảm xúc đó là tiền thân của
thán từ.
Xét về mặt lịch đại, thán từ là một lớp từ từ lâu đã được giới ngôn ngữ học chú
ý, đánh giá là thuộc lớp từ đầu tiên của nhân loại. Về mặt đồng đại, thán từ là một từ loại
có nhiều đặc điểm thú vị cả về nội dung ý nghĩa, cả về mặt hoạt động ngôn ngữ, nói
chung, và hoạt động ngữ pháp, nói riêng [6, tr. 325].
Tuy thán từ không chiếm vị trí quan trọng trong từ pháp hay cú pháp như phần
lớn các thực từ và hư từ, cũng không có tác dụng tích cực trong việc phân loại câu
như ngữ khí từ, nhưng xét về khả năng biểu đạt tình cảm, thì chúng có những vai trò
mà không một từ loại hay cách biểu thị nào có thể thay thế [96, tr. 146].
Ý thức được tầm quan trọng của thán từ trong hệ thống ngôn ngữ, những
nghiên cứu về thán từ đã được giới ngôn ngữ học của Trung Quốc và Việt Nam chú ý
từ rất s ớm. Trong cuốn Mã thị văn thông - cuốn sách ngữ pháp đầu tiên của Trung
Quốc, xuất bản năm 1898, thán tự (thán từ ) được coi là một hiện tượng ngữ pháp và
được trình bày thành một phần riêng [142]. Ở Việt Nam, vào khoảng những năm 1940,
vấn đề tán thán tự (thán từ) cũng được các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm
Duy Khiêm [42] đề cập đến trong cuốn sách tiếng Việt về văn phạm.
Mặc dù vậy, so với các từ loại khác trong cùng hệ thống ngôn ngữ, những
nghiên cứu về thán từ không chỉ ít hơn về số lượng mà còn nhỏ hơn cả về quy mô. Vì
lẽ đó, đã có lúc, người ta cho rằng, lớp từ này lâu nay bị lý luận ngôn ngữ bỏ qua, hay,
đó là ―một từ loại phổ quát nhưng bị quên lãng‖ (Ameka, 1992) [dẫn theo 82].
Cho đến nay, những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thán từ của Trung Quốc
đa phần nằm rải rác trong một số bài viết, tài liệu giảng dạy, giáo trình ngữ pháp, từ
điển hư từ và một số ít các luận văn, luận án. Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu ở
các nội dung sau:
a. Giới định phạm vi của thán từ tiếng Hán hiện đại
Các tranh luận chủ yếu tập trung vào việc phân biệt thán từ với ngữ khí từ và
từ tượng thanh. Một số học giả cho rằng, thán từ và ngữ khí từ là một (Hồ Minh
Dương, Phòng Ngọc Thanh) [115, 100], một số học giả khác thì cho rằng, thán từ và
từ tượng thanh thuộc cùng một loại (Đinh Thanh Thụ, Lã Thúc Tương, Chu Đức Hy)
[94, 140]. Liên quan đến vấn đề này, còn có không ít học giả đưa ra quan điểm của
riêng mình, đa số cho rằng, thán từ, ngữ khí từ và từ tượng thanh có sự khác nhau rất
rõ rệt, cần phân ra thành từng loại riêng biệt.
b. Quy loại thán từ tiếng Hán hiện đại
Liên quan đến việc quy loại cho thán từ, hiện có nhiều ý kiến lý giải khác nhau,
có thể tổng hợp thành 4 quan điểm là:
1) Thán từ thuộc nhóm thực từ (Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông, Thiệu Kính
Mẫn, Lưu Đan Thanh,...) [111, 147, 128 ];
2) Thán từ thuộc nhóm hư từ (Mã Kiến Trung, Cao Danh Khải, Hồ Dụ Thụ,
Hình Phúc Nghĩa và Uông Quốc Thắng,...) [142, 102, 116, 164];
3) Thán từ là một loại từ đặc biệt (Hình Công Uyển, Lưu Nguyệt Hoa, Trương
Bân...) [165, 135, 182];
4) Thán từ thuộc loại từ không thể kết hợp (Quách Nhuệ, Tiêu Á Lệ) [182,
160].
c. Đặc điểm ngữ âm của thán từ tiếng Hán hiện đại
Các giáo trình về ngữ pháp của Triệu Nguyên Nhiệm [85], Hồ Minh Dương, và
các bài viết của Từ Thế Vinh [167], Lưu Ninh Sinh [132], Quách Nhuệ [105], Tạ
Nhân Hữu [162]... đều có đề cập đến đặc điểm ngữ âm của thán từ tiếng Hán hiện đại.
Nhìn chung, các tác giả này đều thống nhất ý kiến là, ngữ âm của thán từ tiếng Hán
hiện đại mang tính đặc thù, có nhiều khác biệt so với đặc điểm ngữ âm của các từ loại
khác trong cùng hệ thống ngôn ngữ.
d. Phân loại thán từ tiếng Hán hiện đại
Liên quan đến việc phân loại thán từ tiếng Hán hiện đại dựa trên ý nghĩa biểu
thị, mỗi tác giả có một cách triển khai khác nhau, có tác giả dựa trực tiếp vào sắc thái
tình cảm mà thán từ biểu thị để chia thán từ thành một số loại lớn (Lê Cẩm Hy) [127];
có tác giả lại chia thán từ thành 2 loại lớn là thán từ biểu thị tình cảm và thán từ gọi
đáp, sau đó lại chia tiếp loại thứ nhất thành các nhóm nhỏ hơn (Lã Thúc Tương)
[141]...
e. Nghiên cứu đối chiếu thán từ trong tiếng phổ thông v ới thán từ trong các
phương ngữ khác nhau của tiếng Hán
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu đối chiếu thán từ trong tiếng phổ thông với
các phương ngữ khác trong tiếng Hán, đã có một số luận văn nghiên cứu chuyên sâu
như luận văn đối chiếu thán từ trong tiếng phổ thông với tiếng Lạc Dương của Vương
Tinh [155], đối chiếu thán từ trong tiếng phổ thông với tiếng Hồ Nam của Trần Lệ
Quân [89]...
f. Nghiên cứu đối chiếu thán từ tiếng Hán với thán từ trong các ngôn ngữ khác
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu đối chiếu thán từ trong tiếng Hán hiện đại
với thán từ trong các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật và tiếng
Inđônêxia. Trong đó, tiêu biểu là luận văn Phân tích đối chiếu thán từ tiếng Hán và
thán từ tiếng Nga của tác giả Nadya [145], các bài viết đối chiếu thán từ tiếng Hán với
thán từ tiếng Anh của Lưu Toàn Phúc [133], Vu Quế Bột [178], Hà Chiếm Nghĩa
[107], Chu Tiểu Linh [195], Đặng San [192]... Ngoài ra, còn có các bài viết đối chiếu
thán từ tiếng Hán với thán từ tiếng Inđônêxia của Ngô Hiểu Ba [158], đối chiếu thán
từ tiếng Hán với thán từ tiếng Nhật của Lưu Nguyên Mãn [134]...
Ở Việt Nam, theo khảo sát của chúng tôi, cho đến nay, các công trình nghiên
cứu chuyên sâu có liên quan đến thán từ, mới chỉ có luận văn thạc sĩ Cảm từ trong
tiếng Việt hiện đại và một số dạng thức tương đương trong tiếng Anh của Phạm Thị
Hương Lan [47], và luận án tiến sĩ Câu cảm thán trong tiếng Việt của Nguyễn Thị
Hồng Ngọc [57]. Tuy nhiên, luận văn của Phạm Thị Hương Lan mới chỉ dừng ở việc
nhận diện, phân loại, phân tích chức năng, cách sử dụng của một số cảm từ tiếng Việt

và đối chiếu với các dạng thức tương đương trong tiếng Anh, còn luận án của Nguyễn
Thị Hồng Ngọc cũng chỉ có một phần bàn sơ lược về vấn đề thán từ tiếng Việt.
Nhận thấy, cả ở Trung Quốc và Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên
sâu, mang tính hệ thống về thán từ tiếng Hán hiện đại không nhiều, đặc biệt, từ trước
đến nay, chưa có một đề tài nào liên quan đến nội dung chuyển dich thán t ̣ ừ tiếng Hán
hiện đại sang tiếng Việt. Vì vậy, chúng tui lựa chọn đề tài Đặc điểm của thán từ tiếng
Hán hiện đại và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt với mong muốn sẽ có thể góp
thêm một phần tư liệu nghiên cứu vào lĩnh vực này.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là:
- Thông qua khảo sát đăc ̣ điểm của thán từ tiếng Hán hiên ̣ đaị , góp phần vào
nghiên cứ u lý luân ̣ về từ loaị nói chung và vấn đề thán từ trong ngôn ngữ hoc ̣ đaị
cương nói riêng. Đồng thờ i, chỉ ra những quan niệm về thán từ trong từng ngôn ngữ
cụ thể.
- Trên cơ sở nghiên cứ u thán từ tiếng Hán hiện đại và việc chuyển dịch thán từ
tiếng Hán hiện đại sang tiếng Viêṭ, luân ̣ án góp phần vào viêc ̣ nghiên cứ u cá c đăc ̣
điểm riêng của thán từ trong mỗi ngôn ngữ .
Xuất phát từ những mục đích này, chúng tui xác định nhiệm vụ
của luận án như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết có liên quan đến thán từ. Xác định khái
niệm thán từ sử dụng trong luận án và xác định danh sách thán từ tiếng Hán.
- Khảo sát đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại trên các bình diện ngữ âm -
ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng.
- Khảo sát các cách dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt trong một
số tác phẩm văn học và điện ảnh. Trên cơ sở những kết quả khảo sát, tiến hành phân
tích, tổng hợp các cách chuyển dịch, chỉ ra một số điểm cần lưu ý và gợi ý khi
chuyển dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt.
3. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như miêu tả, thống
kê và khảo sát trường hợp. Cụ thể là, trên cơ sở tâp ̣ hơp ̣ môṭ số lươn ̣ g lớn ngữ liêu ̣ các
câu có chứa thán từ tiếng Hán và tiếng Việt, luận án phân loaị các nhóm thán từ có
đăc ̣ tính tương đồng, sau đó tiến hành miêu tả, làm rõ các đặc điểm về ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp, ngữ nghia ̃ và cách sử dun ̣ g. Dựa vào đó, rút ra những nhận xét mang
tính tổng hợp. Thủ pháp thống kê và khảo sát trườ ng hơp ̣ được sử dụng trong luận án
để kiểm nghiệm một số giả thiết đã có sẵn hay rút ra kết luận từ các kết quả thu được.
Thủ pháp này đươc ̣ sử dun ̣ g trong quá trình nghiên cứ u để cung cấp số liêu ̣ , lâp ̣ các
bảng phân bố về tần số xuất hiên ̣ của các hiên ̣ tươn ̣ g, xếp loaị môṭ cách khách quan
đối vớ i các biến thể của các hiên ̣ tươn ̣ g. Đối với những bảng số liệu phức tạp, chúng
tui kết hợp hình thứ c minh họa bằng biểu đồ nhằm đaṭ đươc ̣ hiêu ̣ quả môṭ cách hình
tươn ̣ g, rõ ràng và dễ hiểu.
Luân ̣ án sử dun ̣ g phương pháp của ngôn ngữ hoc ̣ xã hôị là điều tra xã hôị hoc ̣
có định hướng đối với các đối tượng ngẫu nhiên. Số liêu ̣ thu đươc ̣ sau đó đươc ̣ xử lý
theo phương pháp điṇ h tính và đin ̣ h lươn ̣ g nhằm khẳng đin ̣ h xu hướ ng đươc ̣ ưu tiên
sử dun ̣ g, đề xuất hay lý giải vấn đề.
Luận án sử dụng phương pháp đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và
khác biệt giữa thán từ tiếng Hán hiện đại và thán từ tiếng Việt hiên ̣ đaị. Trong pham ̣ vi

của đề tài này, chúng tui coi tiếng Hán hiện đại là ngôn ngữ đối tượng, tiếng Việt hiện
đại là ngôn ngữ phương tiện. Đối chiếu thán từ tiếng Hán hiện đại với thán từ tiếng
Viêṭ hiên ̣ đaị để làm nổi bật các đăc ̣ điểm của thán từ tiếng Hán hiên ̣ đaị và làm cơ sở
cho việc chuyển dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt hiện đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của luận án là các thán từ tiếng Hán hiện đại
(sau đây gọi tắt là thán từ tiếng Hán), các thán từ tiếng Việt hiên ̣ đaị (sau đây gọi tắt là
thán từ tiếng Việt) và các cách chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt.
Các thán từ tiếng Hán cổ đại, thán từ tiếng Hán trong các phương ngữ và các
thán từ tiếng Hán thứ cấp không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án này.
Chúng tui chỉ đề cập đến những thán từ này ở một số trường hợp cần thiết để làm
sáng tỏ vấn đề.
Nguồn tư liệu nghiên cứu của chúng tui bao gồm 6 phần:
- Tài liệu viết gồm: một số tác phẩm văn học, kịch bằng nguyên bản tiếng Hán và bản
dịch sang tiếng Việt tương ứng.
- Tài liệu nói gồm: file mp3 phim truyền hình Trung Quốc bằng nguyên bản tiếng Hán
và file mp3 phim truyền hình Trung Quốc có thuyết minh bằng tiếng Việt.
- Phiếu điều tra trực tiếp từ giảng viên, sinh viên, học sinh Trung Quốc (sống tại
Trung Quốc và tại Việt Nam)
- Kho ngữ liệu: kho ngữ liệu của trường Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc và kho ngữ
liệu của trung tâm từ điển học (Vietlex) - Việt Nam.
- Các cuốn từ điển:
+ Tự điển các chữ Hán cổ thường dùng (古汉语常用字字典), Bắc Kinh, năm 1998.
+ Từ điển tiếng Há n hiên ̣ đaị (现代汉语词典), Bắc Kinh, năm 2009.
+ Từ điển hư từ tiếng Há n hiên ̣ đaị (现代汉语虚词词典), Chu Cảnh Tùng, năm 2007.
+ Từ điển hư từ tiếng Há n hiên ̣ đaị (现代汉语虚词词典), Hầu Hoc ̣ Triêu ̣ , năm 1998.
+ Từ điển Há n – Viêṭ , Phan Văn Các chủ biên, năm 2008.
+ Từ điển tiếng Viêṭ , Hoàng Phê chủ biên, năm 2000.
+ Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt, Hoàng Trọng Phiến, năm 2008.
- Các ngữ liệu ghi lại qua quan sát thực tế và qua khảo sát trưc ̣ tiếp taị một số diễn đàn
trên mạng internet của Trung Quốc và Việt Nam.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu, khảo sát một cách
tương đối đầy đủ và hệ thống về thán từ tiếng Hán trên các bình diện ngữ âm - ngữ
nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng, chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt, góp
phần vào viêc ̣ nghiên cứ u thán từ nói riêng và nghiên cứ u từ loaị nói chung.
Thán từ tiếng Hán vốn rất mơ hồ và khó nắm bắt khiến cho việc dịch thán từ
thường gặp rất nhiều khó khăn, những lưu ý và gợi ý về các về cách dịch thán từ tiếng
Hán sang tiếng Việt sẽ giúp cho việc chuyển dịch thán từ dễ dàng và chính xác hơn.
Các khảo sát và đề xuất liên quan đến việc dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt của
luận án cũng có những đóng góp nhất định vào lĩnh vực lý luận cũng như thực tiễn
dịch thuật.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc giảng
dạy, học tập tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ. Hiểu thấu đáo các
đặc điểm về ngữ âm - ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa và đặc
điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán sẽ giúp người dạy cũng như người học tự tin hơn
khi vận dụng thán từ, tránh được các sai sót và hiểu nhầm khi giao tiếp bằng ngoại
ngữ.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luân ̣ , Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3
chương:
- Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trong chương này, trên cơ sở phân chia từ loaị của ngôn ngữ hoc ̣ đaị cương,
luân ̣ án hê ̣thống hoá và phân tích việc phân chia từ loaị trong tiếng Hán, có liên hệ
vớ i tiếng Viêṭ. Theo đó , luân ̣ án tiến hành hê ̣thống hoá và phân tích quan niêm ̣ về
thán từ trong tiếng Hán, có liên hệ với các quan niệm về thán từ trong tiếng Việt. Sau
đó, đề xuất quan niệm của luận án về thán từ và đưa ra một danh sách thán từ tiếng
Hán và một danh sách thán từ tiếng Viêṭ.
- Chương 2: Đặc điểm của thán từ tiếng Hán
Luận án nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện, hệ thống về
thán từ tiếng Hán trên các phương diện ngữ âm - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa, từ
vựng - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cơ
bản giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt.
- Chương 3: cách chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt
Trên cơ sở của lý thuyết đối dic̣ h, luân ̣ án tiến hành khảo sát cách dic̣ h các thán
từ tiếng Hán sang tiếng Viêṭ theo phương pháp nghiên cứ u trườ ng hơp ̣ (khảo sát một
số tác phẩm cu ̣thể). Kết hợp với các kết quả nghiên cứu ở chương 2, luận án chỉ ra
một số điểm cần lưu ý và một số gợi ý trong quá trình dịch thán từ tiếng Hán sang
tiếng Việt, đồng thời cung cấp một bảng gợi ý cách chuyển dịch 18 nhóm thán từ
tiếng Hán sang tiếng Việt, có lưu ý đến đặc điểm ngữ điệu.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Vấ n đề phân chia tƣ̀ loaị trong tiếng Hán
1.1.1. Phân chia từ loaị trong ngôn ngữ hoc ̣ đaị cương
Phân loại từ là một phần quan trọng trong phân tích ngữ pháp. Tuy nhiên, đối
với vấn đề này, mỗi nhà ngữ pháp học lại có một cách nhìn nhận khác nhau. Trong
lịch sử phân định từ loại, có thể kể ra một số quan điểm có ảnh hưởng lớn, xuất phát
từ ngôn ngữ học Âu - Mỹ rồi lan ra các nước khác như sau:
Thứ nhất, phân chia từ loại dựa trên tiêu chí ý nghĩa khái quát của từ. Đây từng
được coi là là quan điểm kinh điển trong nhiều thế kỉ, kéo dài đến tận thế kỉ XIX.
Khởi đầu là các triết gia Hi Lạp như Protagoros, Cratyle, Platon.
Thứ hai, phân chia từ loại dựa trên tiêu chí hình thức ngữ pháp (đặc điểm hình
thái học) của từ. Tiêu biểu là nhà ngôn ngữ học Nga F.F. Fortunatov.
Thứ ba, phân chia từ loại dựa trên tiêu chí khả năng kết hợp (khả năng phân bố)
của nó trong câu, đặc biệt là trong ngữ. Tiêu biểu là trường phái ngôn ngữ học miêu tả
Mỹ (Bloomfield, E. Sapir, M.B. Emeneau).
Thứ tư, phân chia từ loại dựa trên các tiêu chí từ vựng – ngữ pháp, tức là
những lớp từ được phân chia ra trong một ngôn ngữ dựa trên ý nghĩa khái quát và đặc
điểm hoạt động ngữ pháp của nó. Trong đó, ý nghĩa khái quát của từ là ý nghĩa ngữ
pháp tự thân, thường trực như: ý nghĩa sự vật, ý nghĩa trạng thái, ý nghĩa tính chất, ý
nghĩa số lượng, ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa tình thái,... Còn đặc điểm hoạt động ngữ
pháp của từ bao gồm đặc điểm hình thái học và đặc điểm cú pháp học. Đặc điểm hình
thái học là một căn cứ rất quan trọng để phân loại từ trong các ngôn ngữ biến hình
như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,... Đặc điểm cú pháp học là đặc điểm của từ về
khả năng kết hợp và chức năng cú pháp. Trong các ngôn ngữ không biến hình như
tiếng Hán, tiếng Việt,... đặc điểm cú pháp học là một chỗ dựa rất quan trọng để xác
định các từ loại. [21, tr. 258 - 259].
―Không phải tất cả các ngôn ngữ cùng có những từ loại như nhau. Một số từ
loại như vị từ, danh từ dường như ngôn ngữ nào cũng có. Một số từ loại khác như tính
từ, trạng từ có thể có trong một số ngôn ngữ này mà không có trong một số ngôn ngữ
khác. Trên cơ sở truyền thống Latin, người ta thường xác định các từ loại như: danh
từ (noun), đại từ (pronoun), tính từ (adjective), vị từ (verb), trạng từ (adverb), giới từ
(preposition), liên từ (conjunction), quán từ (article) và thán từ (interjection). Ngoài ra,
còn có một số phạm trù mới được đưa vào ngôn ngữ học như: tiểu từ (particle), trợ vị
từ (auxiliary), đại ngữ (pro-form), hệ từ (copula). ‖ [21, tr. 259 - 260].
1.1.2. Phân chia từ loaị trong tiếng Hán
1.1.2.1. Một số nhà ngôn ngữ học đồng tình với quan điểm xác định tiêu chí
phân định từ loại là hình thức ngữ pháp của từ và cho rằng, những ngôn ngữ đơn lập,
không biến đổi hình thái như tiếng Hán, tiếng Việt không thể phân chia từ loại một
cách chính xác.
Trong tiếng Hán, tiêu biểu là nhận định của Mã Kiến Trung ―Tự vô định nghĩa,
cố vô định loại ‖(vì từ không có nghĩa cố định nên cũng không có từ loaị cố định)
[142]. Lã Thúc Tương trong cuốn Khái lược ngữ pháp Trung Quốc cũng cho rằng: về
mặt hình thức không thể phân biệt được từ loại trong tiếng Hán [141].

https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4hSZKitZ6zwn1aQ2d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status