Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội
- Ban chủ nhiệm Khoa Kế hoạch và Phát triển
tui tên là : Trần Thị Thu Trang
Sinh viên lớp Kinh tế Phát triển 50B – Khoa Kế hoạch và Phát triển
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Hà Nội
tui xin cam đoan:
- Đây là đề tài do tui lựa chọn sau một thời gian thực tập, được thực hiện dựa trên sự nghiên cứu tìm tòi của bản thân, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Bùi Đức Tuân và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và các nhân viên của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Hà Đông.
- Tất cả số liệu tui đưa ra trong chuyên đề này là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu có gì sai phạm, tui xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Người cam đoan
Trần Thị Thu Trang






MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 3
1.1.2 Ngân hàng thương mại và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 5
1.2 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 9
1.2.1 Năng lực tài chính 9
1.2.2 Năng lực ứng dụng công nghệ 13
1.2.3 Nguồn nhân lực 13
1.2.4 Năng lực quản lí 15
1.2.5 Uy tín, thương hiệu 16
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 17
1.3.1 Các yếu tố của môi trường bên ngoài 17
1.3.2 Các yếu tố của môi trường bên trong 21
1.4 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 23
1.4.1 Thách thức đối với ngân hàng thương mại khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 23
1.4.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG 25
2.1 Khái quát chung về chi nhánh ngân hàng SeABank Hà Đông 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh SeABank Hà Đông 25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 25
2.1.3 Thị trường, sản phẩm 29
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh SeABank Hà Đông 2009 – 2011 31
2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng SeABank Hà Đông 33
2.2.1 Năng lực tài chính 33
2.2.2 Khả năng ứng dụng công nghệ 37
2.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực 39
2.2.4 Năng lực quản lí 41
2.2.5 Uy tín, thương hiệu 41
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của chi nhánh 42
2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 42
2.3.2 Các yếu tố môi trường bên trong 49
2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của chi nhánh SeABank Hà Đông 51
2.4.1 Thuận lợi và khó khăn 51
2.4.2 Cơ hội và thách thức của chi nhánh 52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG 54
3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh ngân hàng SeABank Hà Đông 54
3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng SeABank 54
3.1.2 Định hướng phát triển của chi nhánh SeABank Hà Đông 55
3.1.3 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh SeABank Hà Đông 56
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng SeABank Hà Đông 57
3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính 57
3.2.2 Hiện đại hóa công nghệ thông tin 61
3.2.3 Nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên 61
3.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ 62
3.2.5 Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thống và phát triển sản phẩm mới 64
3.2.6 Những giải pháp khác góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín 64
3.3 Kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước. 67
3.3.1 Đối với Chính phủ: 67
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 69
3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP SeABank 70
KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMCP : Thương mại cổ phần
SeABank : Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank)
BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam)
HDBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Housing Development Bank)
SME : Small and Medium Enterprise: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
















DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 19
Hình 2: Mô hình tổ chức chi nhánh 26
Hình 3: Cơ cấu nhân sự của chi nhánh SeABank Hà Đông năm 2011 40
Hình 4: Huy động vốn của một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Hà Đông năm 2011 48
Hình 5: Dư nợ tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Hà Đông năm 2011 49

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh SeABank Hà Đông 31
Bảng 2: Tổng nguồn vốn của chi nhánh 33
Bảng 3: Cơ cấu huy động vốn 34
Bảng 4: Số liệu lợi nhuận của chi nhánh SeABank Hà Đông giai đoạn 35
Bảng 5: Cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh SeABank Hà Đông 36
Bảng 7: Nhân sự của chi nhánh SeABank Hà Đông năm 2011 39
Bảng 8: Huy động vốn và dư nợ tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Hà Đông năm 2011 48


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cạnh tranh là xu thế tất yếu, khách quan trong nền kinh thế thị trường, nó thúc đẩy các chủ thể phải không ngừng cải tiến để hoàn thiện bản thân. Đặc biệt, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam; mở rộng cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ; đồng thời các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam cũng gặp phải thách thức to lớn trong cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và với ngân hàng nước ngoài.
Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt trong số các loại hình kinh doanh của nền kinh tế thị trường. Đó là loại hình kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính có liên quan. Hoạt động trong ngành ngân hàng khá nhạy cảm và đem lại mức lợi nhuận rất cao, sức hấp dẫn của ngành đối với các đối thủ muốn gia nhập thị trường là tương đối lớn. Do đó, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra hết sức gay gắt, sôi động và quyết liệt.
Trong hoàn cảnh đó, ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank nói chung, và chi nhánh SeABank ở Hà Đông nói riêng, cần nâng cao năng lực cạnh tranh như thế nào để tiếp tục phát triển, đồng thời giữ vững được thương hiệu, uy tín? Để trả lời cho câu hỏi đó, tui xin chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông” làm chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề đưa ra một số cơ sở lí thuyết về cạnh tranh như khái niệm năng lực cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Cơ sở lí thuyết đó sẽ được áp dụng để phân tích thực trạng hoạt động và đánh giá khả năng cạnh tranh của chi nhánh SeABank Hà Đông, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trong nền kinh tế thị trường.
 Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích thực trạng hoạt động và đánh giá khả năng cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng SeABank Hà Đông, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trong nền kinh tế thị trường.
Câu hỏi chính: Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng SeABank Hà Đông?
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng năng lực cạnh tranh của chi nhánh SeABank Hà Đông
- Phạm vi nghiên cứu: chi nhánh ngân hàng SeABank Hà Đông trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp luận chủ yếu là phân tích, tổng hợp, so sánh, logic và dự báo định tính. Các số liệu được thu thập từ tài liệu thống kê, báo cáo hiện có, từ báo trí và các tài liệu trên internet.
 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu gồm 3 phần sau
Chương 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á– chi nhánh Hà Đông.
tui xin chân thành Thank đến thầy giáo TS. Bùi Đức Tuân cùng các anh chị tại cơ quan thực tập đã tận tình giúp đỡ tui hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Do hạn chế về thời gian và kiến thức thực tế nên chuyên đề tốt nghiệp còn có những thiếu sót. tui mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của thầy giáo và các anh chị trong đơn vị thực tập để bài chuyên đề được hoàn thiện hơn.
tui xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm “cạnh tranh”
“Cạnh tranh” là một khái niệm rộng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, chính trị, thể thao…là một hiện tượng gắn liền với nền kinh tế thị trường, xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất.
Theo nghĩa tổng quát: “Cạnh tranh là hoạt động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay nhóm vì mục đích giành sự tồn tại, giành được lợi nhuận, địa vị, giành phần thắng cho mình” .
Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch " .
Theo Từ điển Kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là "Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình” .
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất” .
Tại diễn đàn Liên Hợp Quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là "Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian” .
Theo Michael Porter: “ Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có.”
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các điểm hội tụ chung sau đây: “Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh.”
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất. Ngày nay, theo đà phát triển của nền kinh tế thì cạnh tranh ngày càng có xu hướng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Tuy nhiên cạnh tranh không phải chỉ có tranh giành, ganh đua mà còn đi đôi với hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do đó, cạnh tranh được thừa nhận vừa là môi trường vừa là động lực phát triển kinh tế.
1.1.1.2 Khái niệm “năng lực cạnh tranh”
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hay khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”.
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu thì năng lực cạnh tranh đựơc hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 3 cấp:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngòai

7KKPVkOpCr51sZj
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status