Đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH - Tập đoàn TH True Milk - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thƣờng xuyên quan
tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho
nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt
nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống
cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để
mỗi ngƣời nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công. Nhà
quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bất công
vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị
đóng vai trò là phƣơng tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm
đƣợc điều này phải nghiên cứu nắm vững chuyên môn về đào tạo nhân sự vì nhƣ
vậy sẻ giúp nhà quản trị học đƣợc cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của
họ, tìm ra đƣợc tiếng nói chung với họ.
1.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, tác giả đã tập hợp nhiều
ý kiến đóng góp của các đối tƣợng khác nhau nhƣ: chuyên gia đầu ngành về quản trị
nhân sự, các nhà quản trị có kinh nghiệm, chuyên gia kỹ thuật trong ngành, quan
trọng nhất là góc nhìn của bản thân ngƣời lao động về yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả đào tạo cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Mục đích của quá trình đào tạo
là để nâng cao năng lực tranh cho doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chất lƣợng
nhân sự. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào chủ sử dụng lao động cũng
đánh giá năng lực và chất lƣợng nhân sự của doanh nghiệp mình. Tại THMF, khi số
lƣợng lao động càng tăng lên về quy mô, đòi hỏi năng lực ngày càng cao và chất
lƣợng thực hiện công việc ngày càng tốt hơn thì việc xác định đúng nhu cầu đào tạo
của ngƣời lao động tại công ty càng gặp khó khăn. Tại công ty Thực phẩm Sữa TH,
định hƣớng đào tạo nhân lực của doanh nghiệp đã thực sự phù hợp với mong muốn,
nhu cầu đào tạo của cán bộ công nhân viên hay chƣa? Các chƣơng trình đào tạo đã
đáp ứng đƣợc nhu cầu và phù hợp với thời gian, trình độ... của ngƣời lao động hay
chƣa?... Để làm rõ đƣợc thực trạng này, nhằm tìm ra nguyên nhân sâu xa của những hạn chế trong đào tạo nhân lực tại công ty, tui lựa chọn mô hình của nhóm tác giả
Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (Sơ đồ 1.1) làm căn cứ để nghiên cứu quy
trình đào tạo, phản ánh tình hình thực tế và đƣa ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng
cao chất lƣợng đào tạo nhân lực tại THMF. Tuy nhiên, từ kết quả sơ bộ của quá
trình nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng trên thực tế công tác đào tạo nhân lực phụ
thuộc rất nhiều yếu tố nhƣng để hoạt động đào tạo thực sự phù hợp và mang lại hiểu
quả cao thì doanh nghiệp phải chú trọng vào 3 yếu tố cơ bản :
Thứ nhất là, xác định đúng nhu cầu đào tạo
Thứ hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình đào tạo khoa học, đáp ứng
đƣợc nhu cầu đã xác định trƣớc đó.
Thứ ba là, thực hiện đánh giá sau đào tạo một cách có hệ thống và chỉ ra đƣợc sự
thành công hay điểm thất bại trong quá trình đào tạo, từ đó rút ra kinh nghiệm cho
hoạt động này.Nghiên cứu là một quá trình tìm kiếm các tri thức đƣợc khái quát hóa để có thể
áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tƣợng. Để làm đƣợc điều đó nhà
nghiên cứu phải xác định nguồn thu thập số liệu thích hợp. Khi đã xác định đƣợc
nguồn, nhà nghiên cứu phải lựa chọn kỹ thuật thu thập số liệu cho phép thu hoạch
số liệu tốt nhất. Trong trƣờng hợp lý tƣởng, nhà nghiên cứu phải sử dụng bất kỳ
phƣơng pháp thích hợp mà nhờ đó có thể thu thập số liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên,
trong thực tế, việc sử dụng loại phƣơng pháp thực nghiệm nào lại phụ thuộc vào
loại số liệu cần đƣợc thu thập. Có 02 phƣơng pháp trong quá trình nghiên cứu tác
giả áp dụng để hoàn thiện luận văn là phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Trong
luận văn này tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính.
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là phƣơng pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích
đặc điểm của nhóm đối tƣợng từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Dữ liệu trong
nghiên cứu định tính thƣờng phổ biến hơn dƣới dạng chữ (mô tả tính chất, đặc
điểm...) hơn là dạng số (mô tả các giá trị đo lƣờng hay thứ nguyên…)
2.1.1. Chọn mẫu
Nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong luận văn này là kỹ thuật thảo luận và
phỏng vấn sâu. Nhƣ vậy việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính định tính
thƣờng tập trung vào một số thay mặt rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không
bao hàm trên một mẫu lớn nhƣ trong nghiên cứu định lƣợng. Do đó đối tƣợng của
nghiên cứu định tính đƣợc chọn trong phỏng vấn sâu là ban lãnh đạo hay cán bộ
quản lý của doanh nghiệp.
2.1.2. Thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn sâu
Phỏng vấn là phƣơng pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội
thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa ngƣời đi hỏi và ngƣời đƣợc hỏi
nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
Sau quá trình thảo luận và thu thập ý kiến của các chuyên gia, bảng câu hỏi và nội
dung phỏng vấn sâu đƣợc thiết kế gồm 3 phần (phục lục 01, 02), nội dung phù hợp

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status