Kinh tế xanh định hướng phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025 - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển dựa vào khai
thác tài nguyên là chính, trong khi việc phân bổ và sử dụng “nguồn vốn tự
nhiên” lại kém hiệu quả và lãng phí. Chất thải gây ô nhiễm môi trường không
được quản lý và xử lý tốt. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chậm đổi mới nên
tiêu tốn nhiều năng lượng, kéo theo năng suất chất lượng thấp. Việt Nam hiện
đang đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy giảm chất
lượng môi trường sống và cũng là một trong năm nước bị ảnh hưởng nghiêm
trọng bởi sự biến đổi khí hậu.
Đứng trước những vấn đề thách thức này, sự cần thiết phải chuyển dịch
mô hình kinh tế, mô hình tăng trưởng hiện có đã được nhiều tổ chức, quốc gia
đặt ra.Ngay trong nửa sau của thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, hướng tiếp
cận “Nền kinh tế Xanh” được phát triển.Đây được xem là một mô hình mới,
góp phần giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí
hậu.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Kinh tế xanh - Định
hướngphát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-
2025” với mục đích chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của nước ta khi
hướng tới phát triển nền kinh tế xanh,đưa ra một số kinh nghiệm quốc tế để từ
đó có lộ trình và bước đi phù hợp cho nền kinh tế nước nhà
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ý tưởng phát triển “kinh tế xanh” được đưa ra từ những năm 70 của thế
kỷ XX. Tuy nhiên, phải đến tháng 10/2008, UNEP phối hợp với các nền kinh
tế hàng đầu thế giới mới triển khai sáng kiến “kinh tế xanh” (Green Economy). Đã có những công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trên thế giới và
Việt Nam như sau:
- “Hướng tới nền kinh tế xanh- Lộ trình cho phát triển bền vững và
xóa đói giảm nghèo” của chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (
UNEP );
- “Khai thác và sử dụng năng lượng xanh ở Việt Nam” của TS. Bùi
Quang Tuấn tại hội thảo Khoa học quốc tế “Chiến lược tăng trưởng
xanh của Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam”;
- “Kinh tế xanh trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền
kinh tế Việt Nam giai đoạn tới của GS.TS.Nguyễn Quang Thuấn và
TS.Nguyễn Xuân Trung.;
Đề tài “Kinh tế xanh – định hướng phát triển bền vững cho nền kinh tế
Việt Nam giai đoạn 2015-2025” vận dụng và kế thừa công cuộc nghiên cứu
và ứng dụng kinh tế xanh của các nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam để
tìm ra hướng đi hiệu quả thay đổi mô hình kinh tế trong giai đoạn 2015-2025.
3.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là thông qua việc đánh giá thuận lợi và thách thức
của Việt Nam hiện nay trong tiến trình đổi mới hướng đến nền kinh tế xanh,
thông qua nghiên cứu kinh nghiệm từ các nước trên thế giới để từ đó đề xuất
các hướng phát triển nền kinh tế xanh Việt Nam trong giai đoạn sắp tới
(2015-2025).
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung như tổng hợp, phân
tích, thống kê các thông tin số liệu từ nhiều nguồn, cả những nguồn trực tiếp
và gián tiếp. Ngoài ra nhóm chúng tui còn sử dụng một số phương pháp liên
quan đến kinh tế xanh ( phương pháp kế toán xanh, phương pháp chu kỳ
vòng đời.v.v..) để nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này


54eT45Md0i06N80
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status