Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
CHƯƠNG I
LỊCH SỬ VÀ LUẬN ĐIỂM RA ĐỜI LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI
1. Lịch sử ra đời Lý thuyết tài chính hành vi
Trong vài thập niên gần đây, một khái niệm tài chính mới được nhắc đến nhiều và rất gần gũi với
các nhà kinh tế. Đó là Lý thuyết về tài chính hành vi (Behavioral finance theory). Ngày nay, việc
ứng dụng và nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi trở thành khá phổ biến và còn giúp nhiều nhà đầu
tư cải thiện đáng kể chiến lược đầu tư của mình
Tài chính hành vi là một phần của tài chính, nghiên cứu để hiểu và giải thích những biểu hiện mang
tính tâm lý của con người trên thị trường tài chính, sử dụng những kiến thức thuộc phạm trù tâm lý
học, xã hội học và tài chính học để lý giải những hành vi bất thường của nhà đầu tư mà chưa được lý
giải trong nền tảng của lý thuyết truyền thống1.
Nghiên cứu tài chính hành vi là nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư và những hệ quả theo
sau lên thị trường tài chính. Tài chính hành vi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải thích tại sao
và làm thế nào thị trường có thể không hiệu quả.2
Để hiểu sâu hơn về Lý thuyết tài chính hành vi. Chúng ta cần tìm hiểu sơ nét về lịch sử hình thành
của lý thuyết này?
Có thể nói ý tưởng về Lý thuyết tài chính hành vi ra đời rất lâu nhưng lại được ít nhiều người để ý và
nghiên cứu. Trước đây, các nhà kinh tế học muốn tách kinh tế học ra thành một ngành khoa học tự
nhiên, mà khoa học tự nhiên thì được giải thích bằng các quy luật, quy chuẩn có phần khô khan. Sau
cuộc khủng hoảng tài chính 1987 và khủng hoảng tài chính 2008, dường như người ta đặt dấu hỏi
lên các quy luật mà trước giờ chúng ta đang nghiên cứu dựa trên rủi ro và tỷ suất sinh lợi vốn dĩ khá
“lạnh lùng”.
Khi nhắc tới lịch sử của Lý thuyết tài chính hành vi, người ta thường nhắc tới khởi đầu từ nghiên
cứu đầu tay của nhà tâm lý học người Pháp, Jean-Gabriel De Tarde (1843 – 1904), về ứng dụng
tâm lý học vào khoa học kinh tế với tác phẩm “La psychologie économique” xuất bản năm 1903 và
George Charles Selden với tác phẩm “Psychology of the Stock Market” xuất bản năm 1912. Sau đó,
mãi tới năm 1973, tài chính hành vi mới có những bước tiến đáng kể khi mà hai nhà tâm lý học tài
năng Amos Tversky và Daniel Kahneman đưa ra những thuật toán sẵn có (availability heuristic) để
ước lượng tần suất nhóm hay xác suất của các sự kiện bằng thuật toán này. Tversky và Daniel
Kahneman đã đưa ra 03 thuật toán được ứng dụng nhiều trong việc đưa ra quyết định trong tình
trạng không chắc chắn:
- Tính thay mặt – “representative”: Khi ai đó yêu cầu đánh giá xác xuất mà một sự vật hay sự
kiện A phụ thuộc vào cách thức và mức độ xảy ra của sự vật và sự kiện B, những xác suất
xảy ra được đánh giá bằng mức độ mà A là thay mặt của B, tức là mức độ của A tương đồng
với B
- Tính sẵn có –“availability”: Khi ai đó được yêu cầu đánh giá tần suất của nhóm hay khả năng
xảy ra của một sự kiện, họ làm vậy bằng cách làm đơn giản hóa những trường hợp hay sự
kiện có thể được mang ra để bàn luận.
- Cái neo và những nhận định – “anchoring and judgement”: Trong dự tính bằng số học, khi
một giá trị liên quan (một cái neo) có sẵn, người ta bắt đầu đánh giá từ một giá trị ban đầu
(the auchor) được điều chỉnh để mang lại giá trị cuối cùng. Giá trị ban đầu này có thể được
đề nghị dưới dạng công thức hay có thể là kết quả của một phép tính nào đó.
Sang những năm 1980, lý thuyết tài chính hành vi được thảo luận rải rác trong một số nghiên cứu
của các học giả kinh tế nổi tiếng như
- Nhà kinh tế học người Mỹ - Richard H. Thaler với những thảo luận như: sự thiếu hụt của chi
phí cơ hội, thất bại trong việc bỏ qua chi phí chìm, hành vi nghiên cứu, lựa chọn không để
lựa chọn và hối tiếc (choosing not to choose and regret), tự kiểm soát. Ngoài ra, ông còn đề
cập đến khái niệm “mental accounting” – tính toán bất hợp lý, theo đó người ta cố gắng mô
tả các quá trình mà nhờ đó người ta tập hợp, phân loại và đánh giá những tác động/hậu quả
kinh tế. Sau đó, ông tiếp tục theo đuổi khái niệm này cùng với Werner F.M De Bondt cho ra
học thuyết mang tên “học thuật về tính toán bất hợp lý” (mental accounting theory)
- Năm 1981, Tversky và Kahneman giới thiệu “mẫu hình” (framing), hai ông đã chỉ ra những
tâm lý chính chi phối nhận thức về các vấn đề đưa ra quyết định, đánh giá khả năng và kết
quả gây ra của những thay đổi về sở thích đã được dự báo trước trong các tình huống khác
nhau mà chúng được sắp đặt trước
- Trong thời gian này, đánh dấu cao điểm nhất là tác phẩm “Đánh giá dưới mức chắc chắn: các
thuật toán, kinh nghiệm và xu hướng có tính lệch lạc” (Judgement Under Certainty:
Heuristic and Biases) xuất bản năm 1982 của Kahneman, Slovic và Tversky với 35 chương
mô tả những nhận định khác nhau về thuật toán và thành kiến họ đưa ra.
- Năm 1988, đánh dấu bằng sự kiện Samuelson và Zeckhauser nêu ra một chuỗi các bằng
chứng thực nghiệm về việc ra quyết định và đã phát hiện ra hiện tượng “xu hướng lệch lạc”
(status quo bias). Đó là hiện tượng lệch lạc về nhận thức dẫn người ta thích những thứ còn lại
tương tự hay những thứ thay đổi một ít có thể nếu họ bắt buộc phải thay đổi ý kiến của mình.
- Sang năm 1990, Kahneman, Knetch và Thaler đã cùng báo cáo một vài thực nghiệm để mô tả
“tâm lý sợ mất mát” – “loss aversion” và “hiệu ứng bầy đàn” – “endownment effect” thất bại
ngay cả trong thị trường sắp đặt với những cơ hội để học và kết luận rằng chúng là những đặc
tính nền tảng.
- Năm 1992, Banerjee phát triển một mô hình đơn giản về hành vi bầy đàn. Cũng năm đó,
Kahneman va Tversky công bố phần bổ sung lý thuyết triển vọng của họ bằng “lý thuyết
triển vọng lũy tiến” (cumulative prospect theory). Hệ phương pháp luận mới này đã tận dụng

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status