Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc. Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình, Việt Nam luôn
chú trọng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và luôn coi FDI là bộ phận
cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân (KTQD) được khuyến khích
phát triển lâu dài và bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Tính đến hết
năm 2011, tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 228 tỷ USD, vốn FDI
được thực hiện là 90,351 tỷ USD.
Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới. Hai nước Việt Nam – Hàn
Quốc đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1992. Từ lâu, Chính phủ
Việt Nam đã xác định Hàn Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng. Đầu tư từ
Hàn Quốc vào Việt nam, đặc biệt là đầu tư trực tiếp luôn được Chính Phủ
Việt Nam đánh giá cao và nỗ lực xúc tiến, thúc đẩy quan hệ này ngày càng
phát triển.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm đến thị trường đầy tiềm năng
của Việt Nam, đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988, ngay sau khi Luật đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Việt Nam có hiệu lực. Tính đến hết năm 2011, vốn
FDI đăng ký của Hàn Quốc vào Việt Nam là 23,961 tỷ USD
Tuy nhiên, kết quả thu hút vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng hai nước số dự án và số vốn đầu tư có xu
hướng giảm xuống trong mấy năm gần đây, tiến độ giải ngân các dự án còn
chậm, sử dụng nguồn vốn FDI chưa thực sự hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng thu hút
vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp thúc đẩy
thu hút và sử dụng nguồn FDI của Hàn Quốc có hiệu quả hơn trong bối cạnh
mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam ” là thực sự cần thiết cả về lý luận và
thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam dưới các góc độ khác nhau. Có thể kể ra một số công trình sau:
Luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh
nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam ” của Nguyễn Tiến Cơi ( năm
2009) đã phân tích đánh giá chính sách thu hút vốn FDI của Malaixia, từ đó
chỉ ra khả năng vận dụng các kinh nghiệm của Malaixia vào Việt Nam
Luận án tiến sĩ kinh tế “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ Công
nghiệp hoá ở Malaixia – Kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Phùng Xuân
Nhạ, (năm 2000) đã nghiên cứu, phân tích khía cạnh thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá của Malaixia, từ đó
rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
“Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - vị trí, vai trò của nó trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, Đề tài KH – CN cấp
nhà nước KX 01.05,của GS.TS Nguyễn Bích Đạt, (năm 2004).Trong đề tài
này tác giả đã phân tích đánh giá vị trí, vai trò của FDI đối với Việt Nam và
đưa ra những định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu
quả thu hút FDI để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam.
Đinh Trung Thành: “Đầu tư trức tiếp của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam
tổng quan và triển vọng” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ( tháng 4 năm
2006). Trên cơ sở phân tích FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ các khía cạnh
hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư theo ngành, hiệu quả đầu tư, tác giả khẳng
định Việt Nam đã thành công trong việc thu hút FDI của Nhật Bản. Trên cơ


yugRK3m2151tW4r
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status