Tiến trình tự do hoá tài chính ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn trình bày một số vấn đề chung về tự do hoá tài chính và kinh nghiệm thực hiện tự do hoá tài chính của các nước đang phát triển. Nghiên cứu tiến trình tự do hoá tài chính ở Việt Nam: điều chỉnh chính sách nhằm làm giảm thâm hụt ngân sách, quá trình thực hiện tự do hoá lãi suất, tự do hoá hoạt động tín dụng, tự do hoá tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối; quá trình tự do hoá thị trường chứng khoán. Đưa ra định hướng hoàn thiện chính sách hướng tới tự do hoá tài chính và một số giải pháp thúc đẩy tiến trình tự do hoá tài chính ở Việt Nam trong thời gian tới: củng cố sức mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh tiến trình tự do hoá tài chính
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4
Chƣơng 1. TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH - XU HƢỚNG TẤT YẾU
TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA 8
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về tự do hóa tài chính
ở các nƣớc đang phát triển 8
1.1.1. Nội dung của tự do hóa tài chính 8
1.1.2. Sự cần thiết của tự do hóa tài chính 22
1.2. Kinh nghiệm thực hiện tự do hóa tài chính của các nƣớc 31
1.2.1. Quá trình tự do hóa tài chính ở Nhật Bản 31
1.2.2. Quá trình tự do hóa tài chính ở Trung Quốc 40
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 48
Chƣơng 2. TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 52
2.1. Trình tự tự do hóa tài chính ở Việt Nam 52
2.1.1. Những điều chỉnh chính sách nhằm làm giảm
thâm hụt ngân sách 53
2.1.2. Quá trình thực hiện tự do hóa lãi suất 61
2.1.3. Tự do hóa hoạt động tín dụng 66
2.1.4. Tự do hóa hoạt động của các trung gian tài chính trên thị
trường 71
2.1.5. Tự do hóa tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối 75
2.1.6. Quá trình tự do hóa thị trường chứng khoán 82
2.2. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam 89
2.2.1. Vấn đề về nâng cao hiệu năng của thị trường tài chính 89
2.2.2. Vấn đề về lựa chọn lộ trình tự do hóa tài chính thích hợp 91
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÖC ĐẨY TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM 96
3.1. Định hƣớng hoàn thiện chính sách hƣớng tới tự do hóa tài chính 96
3.1.1. Phương hướng xây dựng chính sách thời gian tới 96
3.1.2. Mục tiêu của các chính sách thúc đẩy tự do hóa tài chính
từ nay đến năm 2010 97
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy tiến trình tự do hóa tài chính ở Việt
Nam trong thời gian tới 99
3.2.1. Củng cố sức mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng 99
3.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh tiến trình tự do hóa tài chính 104
KẾT LUẬN 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, giai
đoạn của toàn cầu hoá và khu vực hoá. Đây là giai đoạn phát triển kinh tế
trong đó các nước có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau về nhiều mặt, đặc
biệt là trong quan hệ tài chính - tiền tệ. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng cũng đã nhận định, Việt Nam tất yếu cũng phải gia nhập vào tiến
trình này. Một trong những đòi hỏi khách quan đặt ra đối với Việt Nam khi
tham gia vào toàn cầu hoá và khu vực hoá là phải có một nền kinh tế mở cửa
và tự do, cho phép các dòng tài chính có thể được tự do lưu thông giữa các
vùng trong nước, giữa trong nước với các khu vực và quốc tế. Để thực hiện
được điều đó, việc xây dựng và thực hiện các chính sách thúc đẩy tự do hóa
tài chính đã, đang và sẽ là một vấn đề quan trọng đặt ra đối với các nhà hoạch
định chính sách.
Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã lựa chọn đề tài “Tiến trình tự do hóa
tài chính ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong
và ngoài nước về chính sách tài chính, về tự do hoá tài chính và toàn cầu
hoá,... tuy nhiên chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu để làm rõ vai trò
của các chính sách của Nhà nước Việt Nam trong công cuộc thúc đẩy tự do
hóa thị trường tài chính nhằm hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và
thế giới. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như:
- Tác phẩm “Chính sách tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế” của tác giả PGS. PTS. Vũ Thu Giang (chủ biên) phân tích về
một số chính sách tài chính của Việt Nam trong quá trình hội nhập nhưng
cũng chỉ dừng lại ở phân tích thực trạng quá trình thực hiện các chính sách đó
mà chưa có sự đối chiếu, so sánh quá trình đó với trình tự thực hiện các bước
5
của tự do hoá tài chính để đánh giá những mặt được hay chưa được của việc
hoàn thiện chính sách thúc đẩy quá trình tự do hoá tài chính ở Việt Nam.
- Tác phẩm “Sự hình thành và phát triển thị trường tài chính của nền
kinh tế chuyển đổi Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Tài đã trình bày tương
đối có hệ thống về cơ sở khoa học của việc hình thành và phát triển của thị
trường tài chính ở nước ta, đồng thời đưa ra một số phác hoạ về mô hình thị
trường tài chính mà tác giả đánh giá là phù hợp với điều kiện nước ta. Tuy nhiên,
cho đến nay, khi mà xu hướng tự do hoá tài chính đang diễn ra mạnh mẽ và
Việt Nam cũng bị cuốn vào trào lưu đó, vẫn đòi hỏi phải có những nghiên cứu
tiếp theo để bổ sung, đánh giá lại, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện
các chính sách của chính phủ cho phù hợp với xu hướng này.
- Tác phẩm “Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Bộ tài chính là một tập hợp các
công trình nghiên cứu về chính sách tài chính trên các lĩnh vực khoa học -
công nghệ, kinh tế đối ngoại, thuế... nhưng chưa có sự tổng hợp đánh giá ở
tầm vĩ mô, xem xét các chính sách như một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến
trình tự do hoá tài chính ở nước ta.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ đề cập đến các nội dung cơ bản của quá trình tự do hóa tài
chính ở các nước đang phát triển, từ đó đánh giá tác động của các chính sách
của Nhà nước Việt Nam đối với quá trình tự do hóa thị trường tài chính Việt
Nam. Thông qua việc đánh giá được những mặt làm được và chưa được trong
can thiệp của chính phủ tới quá trình tự do hóa thị trường tài chính ở Việt
Nam, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp vĩ mô nhằm thúc đẩy quá trình này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Trong phạm vi đề tài, tác giả chủ yếu tập trung nghiên
cứu tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ tới hoạt động
của thị trường tài chính Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp,
khuyến nghị đối với chính phủ nhằm thúc đẩy quá trình tự do hóa thị trường
tài chính Việt Nam trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Khảo cứu kinh nghiệm tự do hoá tài chính ở một số quốc gia
trên thế giới, từ đó liên hệ đến quá trình này ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu tác động của các chính sách của chính phủ đến thị
trường tài chính ở Việt Nam trong hơn 15 năm đổi mới (từ sau 1986 đến nay)
để chỉ ra được những nhân tố tích cực cũng như những bất cập của tiến trình
xây dựng kinh tế thị trường nói chung và của quá trình tự do hoá tài chính nói
riêng, qua đó rút ra các biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục những bất
cập để thúc đẩy quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng trong luận văn sẽ là
phương pháp thực chứng so sánh, ngoài ra sẽ áp dụng các phương pháp phân
tích, quy nạp, diễn dịch... để làm rõ những nội dung chính của đề tài.
Luận văn cũng sử dụng phương pháp biện chứng khi xem xét mối quan
hệ giữa chính sách tài chính với một số nhân tố khác trong sự tác động tới tiến
trình hội nhập khu vực hoá và toàn cầu hoá của Việt Nam.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề chung về tự do hoá tài chính
của một quốc gia, tác giả luận văn muốn làm rõ ảnh hưởng của Chính phủ
thông qua các chính sách cụ thể tới tiến trình tự do hoá tài chính ở Việt Nam
thời gian qua.
- Trên cơ sở đánh giá, phân tích mặt tích cực và hạn chế của những
chính sách đã thực thi để đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm hoàn
thiện các chính sách có tác động thúc đẩy tiến trình tự do hoá tài chính Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Tự do hoá tài chính - Xu hướng tất yếu trong quá trình toàn
cầu hóa.
Chương 2. Tiến trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam thời gian qua.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tự do hoá tài chính ở Việt
Nam.


nbyLoaYp6lvh5U7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status