Thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường nhà ở cho thuê. Đánh giá thực trạng thị trường nhà ở cho công nhân thuê xung quanh các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; bước đầu phát hiện, đưa ra những vấn đề hạn chế sự phát triển ổn định của thị trường này. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển ổn định thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ
TRƯỜNG NHÀ Ở…………………………………………………. 9
1.1 Nhà ở cho thuê: khái niệm và đặc điểm ……………………….. 9
1.1.1 Khái niệm nhà ở ……………………………………………… 9
1.1.2 Khái niệm nhà ở cho thuê ......................................................... 11
1.1.3 Đặc điểm của nhà ở cho thuê..................................................... 14
1.2 Đặc điểm và vai trò của thị trường nhà ở cho thuê …………….. 17
1.2.1 Thi trường nhà ở cho thuê…………………………………….. 17
1.2.2 Đặc điểm của thị trường nhà ở cho thuê ……………………... 18
1.2.3 Vai trò của thị trường nhà ở cho thuê ………………………... 22
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhà ở cho thuê ……………………... 24
1.3.1 Sự phát triển kinh tế ………………………………………….. 25
1.3.2 Những chính sách của chính phủ …………………………….. 26
1.3.3 Quy hoạch phát triển và quá trình đô thị hóa ………………… 27
1.3.4 Yếu tố dân số ………………………………………………… 27
1.4 Kinh nghiệm phát triển thị trường nhà ở cho thuê …………….. 28
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ………………….. 28
1.4.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh ở Việt Nam …………………… 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN THUÊ
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC …………… 35
2.1 Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc …………… 35
2.1.1 Sự phát triển các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ………….. 35
2.1.2 Lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc …………... 37
2.2 Thực trạng thị trường nhà ở cho công nhân thuê tại các khu
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay ……………….. 41
2.2.1 Cầu về nhà thuê của công nhân đang làm việc tại các khu
công nghiệp ………………………………………………………… 41
2.2.2 Cung về nhà ở cho công nhân thuê ở địa bàn gần các khu
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ……………………………………….. 44
2.2.3 Giá cả nhà ở cho thuê tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 55
2.3 Những tồn tại, hạn chế về thị trường nhà ở cho công nhân tại
các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ................................................. 58
2.3.1 Những tồn tại và hạn chế .......................................................... 58
2.3.2 Nguyên nhân của nhưng tồn tại và hạn chế ………………….. 59
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN THUÊ
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC ……………. 65
3.1 Quan điểm và phương hướng phát triển thị trường nhà ở cho
công nhân thuê tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc …………... 65
3.1.1 Quan điểm cơ bản ……………………………………………. 65
3.1.2 Phương hướng phát triển …………………………………….. 66
3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường nhà ở cho công
nhân thuê tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ………………… 67
3.2.1 Nhóm giải pháp tác động vào cung nhà ở cho công nhân thuê 67
3.2.2 Nhóm giải pháp tác động vào cầu thuê nhà của công nhân các
khu công nghiệp ……………………………………………………. 74
3.2.3 Nhóm giải pháp tác động vào giá cả nhà ở cho thuê tại các
khu công nghiệp……………………………………………………. 76
3.2.4 Nhóm giải pháp tác động đến vai trò điều tiết thị trường nhà ở
cho công nhân thuê của các cơ quan chức năng …………………… 79
3.2.5 Một số giải pháp khác ………………………………………... 80
KẾT LUẬN ………………………………………………………… 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………... 85PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thủ
đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý,
thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Sau những
năm tái lập tỉnh (tách từ tỉnh Vĩnh Phú cũ), Vĩnh Phúc cùng với cả nước bước
vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với quy mô ngày càng lớn và tốc
độ ngày càng tăng. Thực hiện chủ trương của tỉnh là chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì hiện nay cơ cấu kinh tế của
Vĩnh Phúc đã đạt được tỷ lệ rất khả quan: công nghiệp 60%; dịch vụ 25,24%;
nông nghiệp chỉ đạt 14,76%. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ
3 miền Bắc và thứ 7 trên cả nước. Hiện nay ở Vĩnh Phúc đã hình thành 12
khu, cụm công nghiệp thu hút hàng vạn lao động tại chỗ và một phần rất lớn
lao động nhập cư từ các tỉnh khác về làm việc trong các khu công nghiệp. Sự
gia tăng nhanh về số lượng lao động nhập cư đến làm việc tại các khu công
nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong đó nổi cộm là vấn đề nhà ở
cho công nhân lao động, một vấn đề khó khăn mà Ban Quản lý các khu công
nghiệp chưa giải quyết được. Phần lớn số công nhân làm việc trong các khu
công nghiệp phải thuê nhà trọ bên ngoài, vì vậy làm xuất hiện tồn tại và phát
triển thị trường nhà cho thê xung quanh các khu công nghiệp. Thị trường này
góp phần giải quyết vấn đề chỗ ở cho một bộ phận lớn công nhân từ đó cũng
góp phần ổn định nguồn nhân lực cho hoạt động các khu công nghiệp.
Tuy nhiên hoạt động của thị trường nhà cho thuê này vẫn còn có những
diễn biến phức tạp. Tình trạng tự phát, manh mún trong kinh doanh cho thuê,
vấn đề chất lượng sống của công nhân cũng như gây ảnh hưởng nhất định đến
hoạt động của chính quyền địa phương và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các khu công nghiệp.
Việc nghiên cứu về thị trường nhà cho thuê ở tại các khu công nghiệp
vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính thực tiễn sâu sắc không chỉ đối với
Vĩnh Phúc mà còn có ý nghĩa nhất định đối với các địa phương khác. Vì vậy,
vấn đề “Thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp Tỉnh
Vĩnh Phúc” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc giải quyết nhà ở cho nhân là một trong những vấn đề đã được
Đảng và Nhà nước ta thực sự quan tâm trong suốt chặng đường dài phát triển
đất nước. Trong thời kỳ tập trung, bao cấp, Nhà nước đã thực hiện chính sách
tư từ ngân sách để xây dựng nhà ở phân phối cho cán bộ, công nhân, viên
chức. Từ năm 1991, Nhà nước ban hành Pháp lệnh Nhà ở với chủ trương
chuyển chế độ bao cấp nhà ở sang thực thi chính sách tạo điều kiện để các tổ
chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở, từ đó cán bộ, công nhân, viên chức tự
lo lấy việc xây dựng nhà ở cho mình.
Trải qua nhiều giai đoạn thay đổi về chính sách đất đai và nhà ở, đến
khi Luật Nhà ở năm 2006 và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006
được Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở,
khái niệm nhà ở xã hội mới chính thức được đưa ra và các quy định xoay
quanh vấn đề quỹ nhà ở xã hội và quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội
cũng bắt đầu được quy định.
Nghị quyết số 21-NQ/TƯ ngày 30/01/2008 của Hội nghị lần thứ 6 Ban
chấp hành Trung Ương Đảng khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã nêu: “Nhà nước khuyến khích đầu tư
xây dựng quỹ đất phục vụ tái định cư, quỹ nhà ở xã hội để cho thuê hay bán
theo quy định của pháp luật. Có chính sách giải quyết vấn đề nhà ở ổn định
lâu dài cho lao động của các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế…”. Căn cứ
vào chỉ đạo đó, Bộ Xây dựng đã chủ trì nghiên cứu trình Thủ tướng Chính
Phủ “Đề án hỗ trợ hộ cùng kiệt về nhà ở” để giải quyết cho các đối tượng gặp
khó khăn về nhà ở tại khu vực nông thôn và “Chương trình đầu tư xây dựng

nhà ở xã hội bằng nguồn vốn nhà nước để giải quyết cho các đối tượng là cán
bộ, công chức, viên chức và các hộ gia đình có khó khăn về nhà ở thê hoặc
thuê theo quy định của Luật nhà ở.
Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ
chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các
cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập
trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Nghị quyết này đã thể hiện
được mục tiêu đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, nhà ở cho
công nhân làm việc tại các khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp bằng các
giải pháp và cơ chế, chính sách cho từng loại nhà ở, trong đó quy định các
tiêu chuẩn về thiết kế và giá cho thuê của từng đối tượng, tiêu chuẩn diện tích
ở đối với từng loại nhà làm căn cứ rất quan trọng cho việc tạo quỹ đất cho các
dự án phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên một cơ chế chính sách về phân bổ, sử
dụng quỹ đất dành cho nhà ở xã hội vẫn không được đề cập trong Nghị quyết
này.
Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 đượcChính phủ ban hành
dựa trên sự tham mưu của Bộ Xây dựng ban hành quy định tiếp chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và ban hành Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày
01/9/2010 do Bộ Xây dựng ban hành quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện
mộtsố nội dung cuả Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Mặc dù Nghị định số
71 đã quy định rõ hơn so với Nghị định 90 về quỹ đất để xây dựng nhà ở xã
hội, trong đó quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân cấp huyện về việc xác định và bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã
hội khi lập, duyệt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị… nhưng
quy định này khó có thể làm căn cứ để UBND các cấp dựa vào đó để bố trí
quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho địa phương mình khi chưa có hướng dẫn
cụ thể từ phía cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
Nghiên cứu về vấn đề nhà ở xã hội tại Việt Nam trong những năm gần
đây tương đối đa dạng. Đầu tiên phải kể đến những nghiên cứu về nhà ở xã
hội cho người thu nhập thấp như đề tài cấp Nhà nước “Chính sách an sinh xã
hội Việt Nam” do GS.TS Mai Ngọc Cường làm chủ nhiệm năm 2007 và cuốn
sách “Nhà ở cho người có thu nhập thấp ở các đô thị lớn hiện nay – kinh
nghiệm Hà Nội” do TS. Hoàng Xuân Nghĩa và PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh
làm chủ biên năm 2009 đã đưa ra những vấn đề lý luận xoay quanh tính cấp
thiết của nhà ở xã hội trong quá trình quá triển kinh tế - xã hội hiện nay và
nghiên cứu đưa ra cách giải quyết nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về nhà ở xã hôi tại các khu đô thị và khu công nghiệp thì có nghiên cứu
đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Xây dựng về “Nghiên cứu mô hình phát triển
và quản lý nhà ở xã hội tại đô thị và khu công nghiệp tập trung” năm 2007 đã
nghiên cứu xây dựng được mô hình phát triển và mô hình quản lý nhà ở xã
hội tại đo thị và khu công nghiệp tập trung, xây dựng được đề án thí điểm về
thực hiện mô hình nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh
Bên cạnh đó thì còn có một số đề tài nghiên cứu của một số tác giả
như:
- Lê Thị Liên (2005),“Phân tích cơ sở đề xuất giải pháp phát triển thị
trường nhà ở cho thuê ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ của trường Đại học
Kinh tế quốc dân. Luận văn đã đưa ra phần cơ sở lý luận khá đầy đủ về vấn đề
nhà ở cho thuê, trong đó cũng đã tập trung vào các loại hình nhà ở cho thuê.
Tuy nhiên phần đánh giá thực trạng về thị trường nhà ở cho thuê thì tác giả
phân tích còn khá sơ sài, mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, đặc biệt chưa có
sự phân tích sâu sắc các yếu tố ảnh hưởng của những hạn chế và tồn tại của
thị trường nhà ở cho thuê. Chính vì thế giải pháp đưa ra chưa được trọng tâm
và giải quyết một cách triệt để và hạn chế và tồn tại về thị trường nhà ở cho
thuê ở Việt Nam.
- Nguyễn Minh Tâm (2006), “Thị trường nhà ở cho người có thu nhập
thấp, thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sỹ kinh tế của Trường Đại học
kinh tế quốc dân, Tác giả đã đưa ra được các vấn đề lý luận về người thu nhập
thấp trong đó có đối tượng là công nhân, lý luận về thị trường nhà ở cho
người có thu nhâp thấp. Tác giả cũng đã phân tích thực trạng về thị trường
nhà ở cho người có thu nhập thấp, cụ thể cho các đối tượng như người lao
động ở các đô thị, công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất… Tuy
nhiên tác giả chưa đề cập rõ nét cũng như cụ thể về đối tượng là công nhân ở
các khu công nghiệp.
Nguyễn Mạnh Quân (2009) "Đầu tư vào nhà ở Hà Nội, thực trạng và
một số giải pháp”, luận văn thạc sỹ kinh tế, đề tài này chỉ nhằm mục đích nêu
ra một số thực trạng có liên quan đến hoạt động đầu tư vào nhà ở Hà Nội và
đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho những bất cấp còn đang tồn tại để nâng
cao hiệu quả đầu tư phát triển nhà ở Hà Nội, góp phần xây dựng thủ đô tiến
lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thực hiện chỉ thị của thành phố về xây
dựng thủ đô "xanh, sạch, đẹp", xứng đáng là thành phố hoà bình, là thủ đô của
cả nước. Tuy nhiên đề tài chưa nêu ra được những vấn đề hạn chế về đầu tư
vào nhà ở Hà Nội
Có thể thấy rằng, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật và công trình
nghiên cứu ở trên đều cơ bản giải quyết được các vấn đề về xây dựng và quản
lý, sử dụng nhà ở xã hội. Tuy nhiên chính sách về nhà ở xã hội vẫn còn nhiều
quy định còn chưa thật sự rõ ràng cần được nghiên cứu giải quyết, trong đó
đặc biệt là vấn đề về quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội. Hơn nữa, vấn
đề nhà ở cho thuê tại các khu công nghiệp Vĩnh Phúc đến thời điểm hiện nay
chưa có bất kỳ một đề tài nào được nghiên cứu chính thức. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng nhà ở cho công nhân thuê tại
các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, đề tài đưa ra những phương hướng và
giải pháp cơ bản nhằm phát triển ổn định thị trường nhà cho thuê, đảm bảo cải
thiện chỗ ở cho công nhân làm việc thường xuyên tại các khu công nghiệp
tỉnh Vĩnh Phúc.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện những mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường nhà ở cho
thuê
- Đánh giá thực trạng thị trường nhà ở cho công nhân thuê xung quanh
các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; bước đầu phát hiện, đưa ra những vấn
đề hạn chế sự phát triển ổn định của thị trường này.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển ổn
định thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn hướng vào nghiên cứu thị trường nhà cho thuê tại các khu công
nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ hướng vào nghiên cứu thị trường nhà tại các khu công nghiệp
cho công nhân của các khu công nghiệp thuê để ở trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, không nghiên cứu đến các loại nhà cho thuê đối với mục đích khác; thời
gian nghiên cứu của đề tài: từ năm 2000 cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đánh giá Thị trường
nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
- Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin, số liệu đã công bốTiến hành thu thập thông tin đã công bố
thông qua các báo cáo tổng kết của các ban ngành, phòng thống kê tỉnh, báo
cáo tổng kết về thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh
Vĩnh Phúc
+ Lý thuyết về thị trường nhà ở
+ Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã thông qua
các báo cáo của Tỉnh Vĩnh Phúc.
Thông tin, số liệu mới
Số liệu mới phục vụ cho đề tài được thu thập thông qua điều tra phỏng
vấn trực tiếp các công nhân trong các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Nhu cầu về nhà ở của công nhân trong các khu công nghiệp ở tỉnh
Vĩnh Phúc
- Thị trường nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp ở tỉnh
Vĩnh Phúc
- Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập được tiến hành phân loại và xử lý, tổng
hợp bằng phần mềm Excel.
- Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích thống kê
Thống kê mô tả: Nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội bằng việc
mô tả sự phát triển trên địa bàn tỉnh thông qua các số liệu thu thập được: số
liệu về tình hình kinh tế, xã hội, địa phương, số liệu về thị trường nhà ở...
6. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích chỉ ra những vấn đề hạn chế sự phát triển của thị trường nhà
ở cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển ổn
định thị trường nhà cho thuê để cải thiện đời sống của người lao động và đảm
bảo sự hoạt động có hiệu quả của các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 phần chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường nhà ở cho thuê.
Chương 2: Thực trạng thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường
nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.


ePj4xB7481lHrRj
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status