Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Miêu tả:Luận văn ThS.Kinh tế chính trị - Đại học kinh tế- . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và
đào tạo. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, phát triển giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học công nghệ đƣợc xác định là quốc sách hàng đầu .
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân, đầu tƣ
cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển , đƣợc ƣu tiên đi trƣớc trong các chƣơn g
trình, kế hoac ̣ h phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều
kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững.
Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ
đạo trong hệ thống tài chính, là nguồn lực vật chất để Nhà nƣớc duy trì hoạt
động của bộ máy quản lý và thực thi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nƣớc. Với bất cứ một quốc gia nào, ngân sách nhà nƣớc cũng luôn giữ
vị trí đặc biệt quan trọng. Chính phủ các nƣớc luôn tạo lập cơ chế và có biện
pháp để không ngừng tăng cƣờng tiềm lực của ngân sách nhà nƣớc và sử
dụng nó một cách tiết kiệm có hiệu quả.
Trong những năm qua , mặc dù điều kiện đất nƣớc và ngân sách còn
nhiều khó khăn, Nhà nƣớc ta vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể
để đầu tƣ cho giáo dục đào tao ̣ , chi ngân sách nhà nƣớc cho lĩnh vực này đã
tăng lên cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối. Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo
dục và đào tạo đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.
Công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo có vai
trò rất quan trọng đối với sự phát triển giáo dục đào tạo nói riêng và kinh tế xã
hội nói chung vì: Chi thƣờng xuyên NSNN có vai trò quan trọng trong việc
định hƣớng phát triển sự nghiệp giáo dục theo đúng chủ trƣơng, đƣờng lối của
Đảng và nhà nƣớc. Đảng ta đã xác định giáo dục đóng vai trò then chốt trong
toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đƣa đất nƣớc
ta thoát khỏi tình trạng cùng kiệt nàn, lạc hậu. Do đó phần lớn nguồn kinh phí
cho giáo dục đƣợc đảm bảo từ nguồn cấp phát của NSNN bởi việc duy trì,
củng cố và phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vực này là nhiệm vụ và mục
tiêu mà nhà nƣớc phải thực hiện trong qúa trình xây dựng và phát triển kinh
tế. Chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản đầu tƣ chiếm tỷ
trọng lớn nhất tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng
giảng dạy. Đây là khoản chi hết sức cần thiết và ảnh hƣởng trực tiếp đến chất
lƣợng giáo dục. Nếu coi đội ngũ giáo viên là lực lƣợng lao động, học sinh là
đối tƣợng lao động thì trang thiết bị, cơ sở vật chất chính là những công cụ
lao động. Chúng gắn liền với nhau tạo thành một quy trình hoàn chỉnh không
thể tách dời nhau. Chi thƣờng xuyên NSNN chính là nguồn tài chính cơ bản
đảm bảo đời sống đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ cán bộ quản lý hành
chính của toàn bộ hệ thống giáo dục. Chi thƣờng xuyên NSNN ngoài việc
đảm bảo tiền lƣơng hàng tháng cho cán bộ, giáo viên thì còn dành một phần
ƣu đãi riêng cho sự nghiệp giáo dục nhƣ: phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ƣu đãi,
phụ cấp dạy thêm giờ... Đây cũng là những yếu tố khích lệ góp phần nâng cao
chất lƣợng giáo dục. Đầu tƣ của chi thƣờng xuyên NSNN tạo điều kiện ban
đầu để khuyến khích nhân dân đóng góp xây dựng, tăng cƣờng cơ sở vật chất
để phục vụ cho công tác giảng dạy đƣợc tốt hơn, thu hút các nguồn nhân lực,
tài lực trong xã hội cùng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Thông qua chi
thƣờng xuyên NSNN để điều phối cơ cấu giáo dục toàn ngành: tuỳ từng trường hợp vào
chủ trƣơng, đƣờng lối của mình mà thông qua chi thƣờng xuyên NSNN có thể
định hƣớng, sắp xếp lại cơ cấu các cấp học, ngành học, mạng lƣới trƣờng lớp,

điều chỉnh sự phát triển đồng đều giữa các vùng thành thị, nông thôn, miền
núi...
Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế nƣớc ta đã chuyển sang cơ chế thị
trƣờng đƣợc hơn 20 năm, đã hình thành các cơ sở giáo dục ngoài công lập
ngày một tăng, thì cơ chế quản lý tài chính giáo dục thực tế vẫn chƣa có thay
đổi về chất so với thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Việc quản
lý ngân sách giáo dục rất phân tán. Mức chi đầu tƣ xây dựng cơ bản rất thấp
so với nhu cầu rất lớn của ngành. Định mức phân bổ ngân sách giáo dục chƣa
gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lƣợng đào tạo (đội ngũ giáo viên, điều
kiện về cơ sở vật chất...), chƣa làm rõ trách nhiệm chia sẻ chi phí đào tạo giữa
nhà nƣớc và ngƣời học, về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân.
Việc phân bổ ngân sách cho giáo dục đào tạo chủ yếu dựa trên kinh nghiệm,
thiếu cơ sở khoa học xây dựng định mức chi và đơn giá chuẩn. Việc giao kế
hoạch thu chi ngân sách nhà nƣớc hàng năm cho giáo dục đào tạo chƣa gắn
với kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn của ngành, gây khó khăn cho việc
chủ động sắp xếp thứ tự ƣu tiên thực hiện các nhiệm vụ, chế độ, chính sách và
cân đối giữa nhu cầu chi với khả năng nguồn lực tài chính. Mức học phí
không phù hợp với mặt bằng giá cả cùng với chính sách cải cách tiền lƣơng
trong những năm qua. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy và tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập nhìn chung còn
hạn chế về tác dụng, các cơ sở giáo dục không có đủ nguồn lực để bổ sung
thu nhập cho giáo viên khi thực hiện chính sách tăng lƣơng và tăng cƣờng
trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục. Công tác
quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo tại các địa phƣơng vẫn
còn một số hạn chế, vƣớng mắc. Trƣớc những bất cập kéo dài nói trên và nhu
cầu tăng chất lƣợng và quy mô giáo dục các cấp, việc tìm ra những nguyên
nhân và hạn chế trong việc quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào
tạo là hết sức quan trọng, bởi vì qua đó có thể đề xuất đƣợc các giải pháp để
hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo
nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nƣớc
và xã hội để nâng cao chất lƣợng và tăng quy mô giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, thực hiện vai trò
của nhà nƣớc các cấp trong giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình
quản lý NSNN nói riêng và quá trình phát triển kinh tế xã hôị nói chung.
Đặc biệt trong điều kiện của Ninh Bình là một tỉnh có điểm xuất phát
kinh tế ở mức thấp so với cả nƣớc, nguồn thu ngân sách địa phƣơng còn hạn
hẹp, phụ thuộc nhiều vào nguồn trợ cấp từ Ngân sách Trung ƣơng thì vấn đề
quản lý chi ngân sách nhà nƣớc nói chung, chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo
dục đào tạo nói riêng một cách chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả lại càng có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, đây thực sự là một trong những nhu cầu cấp bách và
cần thiết đối với địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay.
Với lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”
làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế Chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ khi NSNN ra đời, vấn đề nghiên cứu quản lý NSNN nói chung,
quản lý chi NSNN nói riêng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu đƣợc tiếp cận ở những cấp độ, góc độ
khác nhau, trong đó đáng chú ý có một số nhóm các công trình sau đây:
- Những công trình nghiên cứu về công tác quản lý NSNN:
Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới ngân sách
nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. Tác phẩm đã khái quát những
nhận thức chung về NSNN, đánh giá những chính sách NSNN hiện hành và


Oc1SYJifCw5b72Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status