Tác dụng của tia phóng xạ đối với môi trường vật chất - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
CHƯƠNG 1: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CÁC TIA BỨC XẠ
Các bức xạ được khảo sát bao gồm các hạt tích điện như alpha và beta, các tia
gamma và tia X. Trong quá trình tương tác của bức xạ với vật chất, năng lượng của tia
bức xạ được truyền cho các electron quỹ đạo hay cho hạt nhân nguyên tử tùy thuộc
vào loại và năng lượng của bức xạ cũng như bản chất của môi trường hấp thụ. Các
hiệu ứng chung khi tương tác của bức xạ với vật chất là kích thích và ion hóa nguyên
tử của môi trường hấp thụ.
1. TƯƠNG TÁC CỦA HẠT BETA VỚI VẬT CHẤT
Tia bêta gặp ở trường hợp hạt nhân không ổn định và tuy không quá nặng nhưng
lại có nhiều proton hay nơtron. Khi có nhiều nơtron, sự biến đổi nơtron thành protron
phát sinh một điện tử (-), tốc độ cao, hạt β.
Khi có nhiều protron, sự biến đổi ngược lại và phát sinh một điện tử (+) hay một
positron hay hạt β (+).
Như vậy, tia β là chùm điện tử, phát sinh ra từ hạt nhân nguyên tử, có kèm theo
hiện tượng hạt nhân trung hoà (nơtron) biến thành hạt mang điện (protron) hay ngược
lại.
1.1. Sự ion hóa
Do hạt beta mang điện tích nên cơ chế tương tác của nó với vật chất là tương tác
tĩnh điện với các electron quỹ đạo làm kích thích và ion hóa các nguyên tử môi trường.
Trong trường hợp nguyên tử môi trường bị ion hóa, hạt beta mất một phần năng lượng
Et để đánh bật một electron quỹ đạo ra ngoài. Động năng Ek của electron bị bắn ra
liên hệ với năng lượng ion hóa của nguyên tử E và độ mất năng lượng Et như sau:

44oC7301iqF2VkH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status