Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những cơ sở làm tiền đề cho sự phát triển của ngành thép Việt Nam. Nêu kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất thép, rút ra bài học cho Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng của ngành thép Việt Nam, chủ yếu phân tích về năng lực cạnh tranh trong khâu nguyên liệu, thiết bị, công nghệ, quy mô sản xuất. Chỉ ra những nguyên nhân cơ bản khiến cho khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam luôn luôn yếu hơn so với các đối thủ nước ngoài; chỉ rõ những khó khăn thách thức mà ngành thép đang phải đối mặt. Từ đó đưa ra dự báo xu hướng, nhu cầu tiêu thu sản phẩm thép ở nước ta giai đoạn 2008-2010, những biến động đối với ngành thép sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đề xuất các giải pháp cụ thể như: từng bước đầu tư vào các nhà máy sản xuất phôi thép; đổi mới tổ chức, quản lý và tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp; đầu tư mạnh mẽ đổi mới thiết bị, công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; chú trọng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường ... góp phần tăng sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam ở thị trường trong nước, từng bước hướng ra xuất khẩu
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu ngành sản xuất công nghiệp nặng nói chung và ngành sản
xuất thép nói riêng luôn có một vai trò quan trọng trong chính sách kinh tế
của Đảng và nhà nước ta. Quá trình xây dựng và phát triển đất nước luôn đòi
hỏi chúng ta phải có ngành công nghiệp thép đủ mạnh để bên cạnh là một
ngành kinh tế mũi nhọn còn góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của một
loạt các ngành công nghiệp khác như công nghiệp đóng tàu, chế tạo máy,
công nghiệp xây dựng....
Hơn hai thập kỷ đổi mới vừa qua những thành tựu mà ngành thép nước
ta đạt được là không thể phủ nhận. Từ chỗ hơn 70% nhu cầu thép cho xây
dựng, gần 100% thép chế tạo phải trông chờ vào viện trợ nước ngoài hoặc
thông qua nhập khẩu thì đến nay chúng ta đã có thể sản xuất trên 3 triệu tấn
thép xây dựng gần 1.8 triệu tấn thép hình các loại về cơ bản đã đáp ứng được
nhu cầu thép cho xây dựng trong nước.
Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây đặt ngành thép Việt Nam trước
một loạt những khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Các nhà máy cán thép
Việt Nam liên tục thua lỗ, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm sản xuất ra không
thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc và
các nước trong cũng như ngoài ASEAN. Các sản phẩm thép dẹt, thép tấm,
thép chế tạo ... vẫn phải nhập khẩu gần như 100% khiến cho không chỉ ngành
thép mà các ngành công nghiệp khác như công nghiệp đóng tàu, công nghiệp
ô tô, công nghiệp chế tạo máy cũng yếu ớt và hầu như không có khả năng
cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được sản xuất tại nước ngoài ngay trên
sân nhà.
Việt Nam đã là thành viên của WTO, việc phải cạnh tranh với các sản
phẩm ngoại nhập là không thể tránh khỏi. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam, đưa ngành công nghiệp sản
xuất thép lên một tầm cao mới đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các sản
phẩm cùng loại từ nước ngoài đồng thời có thể hướng ra xuất khẩu đã trở
thành một yêu cầu lớn cần có lời giải.
2. Tình hình nghiên cứu
Trước tình hình khó khăn của ngành thép cùng với yêu cầu phát triển
đồng bộ của ngành làm điểm tựa cho các ngành công nghiệp khác như công
nghiệp đóng tàu, công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo máy tháng 3
năm 1995 Bộ Chính Trị đã thông qua “Chiến lược phát triển ngành thép
Việt Nam đến năm 2010” trong đó nêu rõ những nhiệm vụ mà ngành thép
Việt Nam cần đạt được trong quá trình từ năm 1995 đến 2010. “Báo cáo
nghiên cứu thị trường thép xây dựng tại Việt Nam” của Công ty tư vấn thiết
kế và dịch vụ đầu tư (INFISCO)-Bộ công nghiệp cũng đã chỉ ra tiềm năng
phát triển của ngành đồng thời cũng đưa ra được những tồn tại, hạn chế mà
ngành thép Việt Nam đang gặp phải. Trong nghiên cứu “Xây dựng chiến
lược phát triển ngành thép Việt Nam” tác giả Phạm Chí Cường (Chủ tịch
hiệp hội thép Việt Nam) cũng đã nêu ra một số những kiến nghị với mục tiêu
xây dựng một hướng đi mới cho ngành thép Việt Nam. Hai tác giả Kenichi Ohno -
Nguyễn Văn Thường, (2005), “Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt
Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội cũng đặt những vấn đề nhằm xây dựng hướng
đi chung cho ngành công nghiệp Việt Nam trong đó ngành công nghiệp sản xuất thép
được đề cập tới như là một động lực của ngành sản xuất ô tô xe máy.
Trong chừng mực nhất định, các công trình nói trên đã đề cập đến
những cơ sở lý luận và thực tiễn của ngành Thép Việt Nam ở một số khía
cạnh và mức độ khác nhau, giúp tác giả có thể tham khảo những quan điểm,
nhận thức chung về lý luận và nhiều số liệu cần thiết trong quá trình thực hiện
luận văn. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách toàn diện và hệ thống, nhất là trên giác độ kinh tế chính trị về vấn đề
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
Từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho mình là:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam”
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành
thép Việt Nam, đồng thời thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước
trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép, luận văn chỉ ra được
những nguyên nhân cơ bản khiến cho khả năng cạnh tranh của ngành thép
Việt Nam luôn ở tình trạng yếu hơn so với các đối thủ nước ngoài qua đó đề
xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy ngành thép Việt Nam phát triển tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm thép tại thị trường trong nước và từng bước
hướng đến việc xuất khẩu sản phẩm thép Việt Nam ra nước ngoài.
Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn cố gắng xây dựng kế hoạch
tổng thể phát triển qui hoạch toàn ngành thép nhằm định hướng cho các đối
tác trong và ngoài nước tiếp cận và phát triển ngành thép.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những cở sở làm
tiền đề cho sự phát triển của ngành thép Việt Nam. Đồng thời, phân tích thực
trạng của ngành thép Việt Nam, những khó khăn đang gặp phải qua đó tìm ra
nguyên nhân của những vấn đề này từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
Luận văn còn nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ thép của một số
nước trong khu vực và trên thế giới qua đó đưa ra những dự báo về xu thế
phát triển của ngành đồng thời đúc rút những kinh nghiệm thực tế làm bài học
cho sự phát triển ngành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu



4FqwzKPxVI9k728
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status