Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế nông hộ ở nước ta từ khi thực hiện khoán 10 có nhiều ưu điểm,
nhưng những năm qua đã bộc lộ nhiều nhược điểm của sản xuất nhỏ, manh mún,
đòi hỏi phải chuyển lên những hình thức sản xuất hàng hóa lớn. Xu hướng chung
là kinh tế nông hộ sẽ liên kết với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản
phẩm, hay gia nhập hợp tác xã, hay chuyển thành trang trại… Nhưng trong
điều kiện nước ta hiện nay các hình thức liên kết (3 nhà, 4 nhà) trong đó có hình
thức xây dựng cánh đồng mẫu lớn là thích hợp hơn cả.
“Cánh đồng mẫu lớn” là một trong những hướng đi phù hợp với quá trính
chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn nhằm giải quyết tình trạng
manh mún, phân tán ruộng đất, xây dựng thành những vùng sản xuất chuyên
canh đáp ứng nhu cầu thị trường gắn với điều kiện sinh thái, tập quán canh tác
của từng vùng. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tỏ rõ tính ưu việt của nông nghiệp
hàng hóa lớn, một mặt tạo cơ hội khai thác thế mạnh của từng vùng, tạo quy mô
sản xuất lớn, nâng cao năng suất và ý thức kỷ luật của nông dân, mặt khác giúp
họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngay trên mảnh ruộng của chính mình. Việc
tập trung ruộng đất thành cánh đồng mẫu lớn tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất
nông nghiệp, hình thành vùng hàng hóa xuất khẩu lớn, đảm bảo chất lượng và
nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Song có nơi xây dựng thành công,
có nơi chưa. Vì vậy, cần tìm hiểu thực tiễn để làm rõ mô hình “cánh đồng mẫu
lớn” như thế nào mới có hiệu quả. Do đó, “ Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước
ta hiện nay” được chọn làm đề tài luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu
“Cánh đồng mẫu lớn” là hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở liên kết bốn
nhà, là hướng đi phù hợp với quá trình chuyển nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên
sản xuất hàng hóa lớn. Từ khi có chủ trương đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã tiến hành xây dựng và phát triển mô hình này không chỉ ở các
tỉnh Nam Bộ mà còn làm thí điểm ở một số tỉnh Bắc Bộ.
Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận cho phát
triển “cánh đồng mẫu lớn” ở Việt Nam.
Quyết định số 80/2002/QsĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 và Chỉ thị số
24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ. Coi
việc xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” là một giải pháp quan trọng lâu dài góp
phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững được nêu trong Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011
của Quốc hội. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương mở
rộng phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước, không chỉ trên cây
lúa mà cả các cây trồng khác, từ đó hình thành một số chính sách nhằm khuyến
khích sự phát triển của mô hình này.
Tác giả Tăng Minh Lộc – Cục trưởng cục kinh tế hợp tác và phát triển
nông nghiệp (2012) với đề tài: “Phát triển cánh đồng mẫu lớn trong xây dựng
nông thôn mới” đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp và sự ra đời cánh đồng mẫu lớn trong quá trình xây dựng
nông thôn mới. Quan điểm và giải pháp bước đầu để phát triển cánh đồng mẫu
lớn. Bài báo nêu rõ, “Cánh đồng mẫu lớn” là hình thức tổ chức lại sản xuất trên
cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ
tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi
cho nông dân. Mô hình cánh đồng mẫu lớn giải đáp được bài toán về mô hình
liên kết “4 nhà” là: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông, các
bên tham gia mô hình có vị trí, vai trò khác nhau nhưng đều được hưởng lợi ích
cao. Về vai trò của doanh nghiệp: doanh nghiệp ứng trước giống, thuốc bảo vệ
thực vật và hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Khi thu hoạch lúa, doanh nghiệp cho
phương tiện vận chuyển thóc đến nhà máy, đưa vào sấy đạt tiêu chuẩn, không

tính chi phí. Nếu thời điểm thu hoạch giá lúa chưa tốt, doanh nghiệp cho nông
dân đưa lúa vào kho tạm trữ trong một tháng, không tính phí, chỉ thu tiền vận
chuyển ban đầu. Như vậy, doanh nghiệp là người đứng ra cung cấp đầu vào và
tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Đối với nông dân, tham gia mô hình tạo môi trường
nâng cao nhanh trình độ sản xuất, người nông dân hợp lực với nhau cùng học tập
để áp dụng một quy trình sản xuất. Nhà nước hỗ trợ các bên tham gia với một số
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dầu tư vào sản xuất nông nghiệp;
khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất và chế biến nông sản; đào tạo và nâng cao trình độ sản xuất, ý thức
kỷ luật, kiến thức thị trường cùng với chính sách hỗ trợ phát triển các hợp tác xã…
Trên “Tạp chí cộng sản” số 73 (1-2013) đã đăng bài của Lê Văn Tam
“Cánh đồng mẫu lớn – hướng đi bền vững cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nông dân trên vùng mía đường Lam Sơn”, tác giả đã khái quát quá trình
hình thành và phát triển, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công ty cổ phần Lam
Sơn (LASUCO) - doanh nghiệp sản xuất mía đường hàng đầu trong ngành mía
đường Việt Nam. Doanh nghiệp là cầu nối đưa sản phẩm của nông dân ra thị
trường, tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia
tăng và chất lượng của nông sản. Công ty đã học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để tổ
chức lại sản xuất cho nông dân theo hướng bền vững trên cơ sở liên kết giữa
nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, tập hợp nông
dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, giải
quyết đầu ra ổn định có lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao lợi ích của
nông dân, thành lập các xí nghiệp công - nông nghiệp - dịch vụ thương mại để
cùng với người nông dân tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn tập trung. Từ
những mảnh ruộng manh mún đã phá bờ san thửa để tạo thành “cánh đồng mẫu
lớ n”, làm thay đổi cách làm ăn của nông dân theo hướng công nghiệp , nông dân
đươc ̣ hướ ng dân ̃ áp dun ̣ g khoa hoc ̣ – kỹ thuật và được đào tạo bà i bản. Bài viết
tuy chưa đưa ra nhiều giải pháp nhằm nhân rộng “cánh đồng mâu ̃ lớ n” trồng cây
mía, nhưng từ thưc ̣ tiễn sản xuất và triển khai mô hình trên vùng mía đườ ng Lam
Sơn, môṭ trong những giải pháp quan trọng nhất là các chính sách của Nhà nước
về xây dưn ̣ g thương hiêu ̣ cho sản phẩm , chính sách cho thuê quyền sử dụng đất ,
chính sách về thị trường nông nghiệp , thu hút các doanh nghiêp ̣ tham gia đầu tư
vào nông sản. Qua bài viết tác giả đã khái quát những thành công nhất điṇ h khi
tham gia mô hình “cánh đồng mâu ̃ lớ n” của nông dân môṭ số xã trồng mía trên
điạ bàn tỉnh Thanh Hóa..
Bài “ Cánh đồng mẫu lớn – bước ngoặt mới” của tác giả Nguyễn Đình
Bách – Thời báo kinh tế Sài Gòn 15/3/2012, đã phản ánh những tính chất ưu
việt của mô hình này như một bước ngoặt mới cho nền nông nghiệp hàng hóa
nước ta trong những năm tới.
Báo Đồng Tháp số ra ngày 25/9/2013 đã đăng bài: “ Mô hình Cánh đồng
mẫu lúa chất lượng cao góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp” đánh giá hiệu quả
kinh tế của mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một số địa phương, cho thấy lợi nhuận
thu được từ mô hình này cao hơn so với sản xuất thông thường, góp phần phát triển
kinh tế xã hội bằng chính nội lực của địa phương trong sản xuất nông nghiệp.
VOV Báo điện tử ngày 24/2/2013 - Đài Tiếng nói Việt Nam có bài “ Hiệu
quả từ cánh đồng mẫu lớn”. Khảo sát tại Long An, nông dân khẳng định mô hình
này cho năng suất, chất lượng lúa cao hơn hẳn so với cánh đồng khác trong khi
chi phí sản xuất lại thấp hơn.
Báo Tiền phong ngày 6/11/2013 có bài “Nỗi lo tư duy tiểu nông sau cánh
đồng mẫu lớn: Có bị bệnh thành tích?” Bài viết nêu lên thực trạng của một số mô
hình cánh đồng mẫu lớn khi được Công ty bảo vệ thực vật An Giang triển khai
tại miền Bắc, nguyên nhân gây ra thất bại của mô hình là do tính chất manh mún
của ruộng đất, nông dân mang nặng tính bao cấp, nhiều tỉnh đang chạy theo
phong trào, lấy thành tích mà chưa thực sự quan tâm lãnh đạo để tạo mối liên kết

vững chắc trong mô hình. Bài viết còn nêu lên nỗi lo đầu ra cho nông sản, chưa
có cơ chế để doanh nghiệp đầu vào và đầu ra gặp nhau. Mối liên kết 4 nhà chưa
được phát huy hiệu quả.
Về cơ sở thực tiễn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện
một số đề án trên một số địa bàn.
Tại Kiên Giang, đề án “ Ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật xây dựng
cánh đồng mẫu lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm” do ông Trần Đức Thiện – Giám
đốc công ty TNHH MTV làm chủ nhiệm.
Tháng 3/2011, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổ chức lễ phát động xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Tại An Giang, Bộ cũng đã tổ chức Hội nghị sơ kết xây dựng, phát triển
mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa ở Nam Bộ (2012).
Đề án “xây dựng thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn” ở Thái Bình từ vụ
xuân 2012.
Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu trong tháng 8/2012 tổ chức khai
giảng 4 lớn tập huấn xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Các công trình, đề án trên tiếp cận mô hình “cánh đồng mẫu lớn” dưới
những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn song chưa thấy công trình nào
nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị về xây dựng mô hình cánh đồng mẫu
lớn với tư cách là mô hình ưu việt để đưa kinh tế nông hộ nước ta lên sản xuất
lớn. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” từ đó đề xuất giải pháp
để xây dựng, nhân rộng mô hình này.


033s0a5IpHO645Z
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status