Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về trợ giúp xã hội thường xuyên. Làm rõ hơn sự cần thiết của hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam và chỉ rõ các vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Đưa ra một số định hướng và kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động trợ giúp thường xuyên ở Việt Nam
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN
6
1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động trợ giúp xã hội 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại trợ giúp xã hội 6
1.1.2. Vai trò của hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên 10
1.2. Nội dung cơ bản của trợ giúp xã hội thường xuyên 12
1.2.1.Hoạch định chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên 12
1.2.2. Xác định đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên 14
1.2.3. Xác định mức trợ giúp 17
1.2.4. Nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp xã hội 20
1.3.1. Nhu cầu được trợ giúp của các đối tượng xã hội 20
1.3.2. Khả năng tài chính của Chính phủ 22
1.3.3. Chính sách của nhà nước 23
1.4. Kinh nghiệm của một số nước về hoạt động trợ giúp xã hội thường
xuyên
24
1.4.1. Khái quát hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của một số
nước trên thế giới.
24
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 28
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG
XUYÊN Ở VIỆT NAM
30
2.1. Khái quát về đối tượng và chính sách trợ giúp xã hội ở Việt Nam 30
2.1.1. Đặc điểm đối tượng trợ giúp xã hội ở Việt Nam 30
2.1.2 Khái quát chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam
qua các thời kỳ
33
2.2. Thực trạng trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam từ năm 2000
đến nay
40
2.2.1. Công tác xác định đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên 40
2.2.2. Xác định chế độ trợ giúp và mức trợ giúp xã hội trường xuyên 49
2.2.3. Huy động nguồn lực cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên 52
2.3. Đánh giá chung 59
2.3.1. Những thành tựu cơ bản 59
2.3.2. Hạn chế 60
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
TRỢ GIÚP THƯỜNG XUYÊN Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 62
3.1. Quan điểm và định hướng đẩy mạnh hoạt động trợ giúp xã hội thường
xuyên ở Việt Nam đến năm 2015 62
3.1.1. Quan điểm
3.1.2. Định hướng đẩy mạnh hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên
trong thời gian tới.
65
3.2. Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh hoạt động trợ giúp xã hội thường
xuyên tại Việt Nam
67
3.2.1. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức toàn xã
hội về trợ giúp xã hội thường xuyên
67
3.2.2. Hoàn thiện chính sách về trợ giúp xã hội thường xuyên 68
3.2.3. Đổi mới cơ chế về trợ giúp xã hội thường xuyên 71
3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên 72
3.2.5. Hoàn thiện bộ máy hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho đất nước
nhiều biến đổi sâu sắc: kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập và đời sống của
nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế cũng đem đến nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh và ngày
càng phức tạp nhất là sự phân hóa giàu cùng kiệt và bất bình đẳng xã hội ngày
càng tăng. Một bộ phận dân cư rơi vào các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mà
nếu không được sự trợ giúp của xã hội thì sẽ không có khả năng ổn định cuộc
sống và hoà nhập cộng đồng.
Để khắc phục điều đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện
các chính sách và biện pháp để bảo vệ hộ gia đình và cá nhân kém may mắn
trước các rủi ro giảm sút thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ và chăm sóc y tế
và trợ cấp gia đình nuôi con nhỏ..., gọi chung là hệ thống an sinh xã hội.
Trong hệ thống an sinh xã hội, hoạt động trợ giúp xã hội là một trụ cột quan
trọng, nó tạo nên tấm lưới cuối cùng nhằm bảo vệ sự an toàn cho mọi thành
viên khi họ rơi vào tình trạng rủi ro xã hội nêu trên.
Từ năm 1946, ngay sau khi thành lập nước, Việt Nam đã thực hiện
chính sách an sinh xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống an
sinh xã hội nước ta, trong đó có hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đã
không ngừng mở rộng góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống vật
chất và tinh thần của các đối tượng đặc biệt khó khăn như: người già cô đơn,
trẻ mồ côi, người tàn tật, người bị nhiễm HIV/AIDS, người cao tuổi …..Tính
đến nay nhà nước đã trợ cấp hàng tháng cho khoảng 1,6 triệu đối tượng đặc
biệt khó khăn. Nhờ hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của nhà nước,
nhiều người đã thoát khỏi cùng kiệt đói, tránh được rủi ro trong cuộc sống.
Tuy nhiên, hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của nước ta cũng
bộc lộ nhiều hạn chế, như: còn thiếu tính đồng bộ và đổi mới chậm; độ bao
phủ còn thấp; mức trợ giúp hiện hành thấp...nên các hoạt động trợ giúp xã hội
thường xuyên đã chưa thật sự có tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống của
các đối tượng xã hội.
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội
thường xuyên đối với những đối tượng đặc biệt khó khăn và đề xuất định
hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên cho
những năm tới là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tui chọn đề tài “Hoạt động trợ
giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to
lớn đối với công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nhằm giải quyết
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Vì vậy,
vấn đề này đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong số các công
trình đã công bố, có thể kể đến một số công trình liên quan trực tiếp đến đề tài
luận văn là:
- “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt
Nam”, của Mai Ngọc Cường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
Cuốn sách đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng hệ thống an sinh xã
hội Việt Nam hiện nay trên khía cạnh các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, ưu đãi xã hội, trợ giúp xã hội. Tác giả đã đánh giá chính sách trợ
giúp xã hội thường xuyên hiện hành và đưa ra một số phương hướng giải
pháp thực hiện chính sách trong tổng thể hệ thống an sinh xã hội trong thời
gian tới.

- “Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu quả về bảo trợ xã
hội và thúc đẩy xã hội”, của Ngân hàng thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin, 2008. Cuốn sách bao gồm nhiều bài nghiên cứu về kinh nghiệm
của các nước trong việc xây dựng chính sách an sinh xã hội. Các tác giả đã
cung cấp những cơ sở lý luận và nhiều bài học kinh nghiệm của các nước
trong việc xây dựng chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, chưa có khuyến
nghị trực tiếp cho Việt Nam trong hoạt động trợ giúp xã hội.
- “Bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay”,
của Trần Thị Nhung, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008. Công
trình đã đề cập tới vấn đề trợ giúp xã hội của Nhật Bản cho bà mẹ, trẻ em,
người già. Mặc dù, tác giả chưa đề cập đến bài học kinh nghiệm của Nhật Bản
nhưng những phân tích của tác giả là cơ sở để chúng tui rút ra những bài học
kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.
-“Hệ thống an sinh xã hội của liên minh Châu Âu và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam”, của Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu
châu Âu, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. Nội dung chính của
cuốn sách là trình bày 3 mô hình an sinh xã hội của châu Âu, từ đó đã rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình an
sinh xã hội, trong đó trợ giúp xã hội là một trụ cột chính.
- “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam”, Nhà xuất bản
thế giới, Hà Nội, 2005. Trong cuốn sách này, các tác giả nêu rõ nhu cầu bảo
trợ xã hội của nhóm thiệt thòi: nông dân nghèo, người khuyết tật kể cả người
nhiễm HIV/AIDS.
- “Đổi mới chính sách và hoàn thiện cơ chế trợ giúp xã hội trong bối
cảnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế”, của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, 2008. Trên cở sở đánh giá hiện trạng về chính sách
và cơ chế trợ giúp xã hội, đề tài đã đưa ra những định hướng đổi mới về chính
sách trợ giúp xã hội trong những năm tới
-“Căn cứ thực tiễn và giải pháp để điều chỉnh mức trợ cấp đối với các
đối tượng chính sách xã hội và giám sát thực hiện” của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, 2006. Đề tài này đã đánh giá mức trợ cấp hiện hành và
khuyến nghị các giải pháp điều chỉnh.
Những công trình trên nhìn chung đã nghiên cứu, luận giải những cơ sở
lý luận và thực tiễn về hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên trên từng khía
cạnh và mức độ khác nhau, giúp tác giả có được những quan điểm, nhận thức
chung về vấn đề lý luận và có nhiều tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá
trình thực hiện luận văn. Tuy vậy, công trình nghiên cứu về vấn đề trợ giúp xã
hội thường xuyên một cách hệ thống và toàn diện thì vẫn còn ít, nhất là với tư
cách một luận văn thạc sĩ. Vì vậy, chúng tui tiếp tục nghiên cứu đề tài này,
nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về trợ giúp xã hội và đưa ra một số
định hướng, giải pháp cho thời gian đến năm 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra những hạn chế trong hoạt
động trợ giúp xã hội thường xuyên ở nước ta hiện nay và tìm ra những giải
pháp khắc phục nhằm làm cho hoạt động này đi vào cuộc sống hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:Làm rõ một số vấn đề lý luận
chung về hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên; Phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam hiện nay; Đề xuất
một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội
thường xuyên trong 5 năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động trợ giúp xã hội trong
đó tập trung vào hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đối với các đối
tượng gặp phải hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà bản thân và gia đình họ
không thể tự lo liệu cuộc sống tối thiểu hàng ngày.

PAP9V1aBSMq63dr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status