Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Khái quát hóa một số cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT), kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Thanh Hóa. Làm rõ tính tất yếu khách quan cần chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hóa. Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCNKT của Thanh Hóa từ năm 2001-2007, chỉ rõ quá trình chuyển dịch trên các mặt: chuyển dịch CCNKT theo GDP, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, CCNKT theo vốn đầu tư và trong nội bộ các ngành kinh tế. Đánh giá chung về kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCNKT. Đưa ra quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hóa trong thời gian tới
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thanh Hoá nằm ở khu vực Bắc miền Trung, là địa phương giàu truyền thống
cách mạng, nơi được coi là "địa linh nhân kiệt", có nhiều tiềm năng, lợi thế so
sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, nguồn nhân lực
dồi dào … để phát triển kinh tế - xã hội. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng, Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống của
nhân dân không ngừng được nâng cao, kinh tế tăng trưởng khá, các mặt văn hoá -
xã hội có điều kiện phát triển. Tuy nhiên đến nay, khả năng khai thác một cách
hiệu quả các nguồn lực để phát triển vẫn chưa tương xứng với các tiềm năng hiện
có. Do vậy, Thanh Hoá vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó
khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật còn lạc hậu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng còn chậm, trình độ của nền kinh tế
vẫn ở mức thấp và cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ là chủ
yếu, chưa tạo ra những ngành, vùng sản xuất hàng hoá có khối lượng lớn và chất
lượng cao, chất lượng tăng trưởng, khả năng hội nhập và hiệu quả của nền kinh tế
còn thấp, chưa thật sự phát huy khai thác được thế mạnh của các vùng, miền để
phát triển nhanh và bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, phân
công lao động quốc tế ngày một sâu sắc hơn, sự cạnh tranh giữa các nước cũng
diễn ra vô cùng gay gắt. Để có thể khai thác được mọi nguồn lực, đem lại hiệu
quả và sức cạnh tranh cao cho nền kinh tế thì việc lựa chọn một cơ cấu kinh tế
hợp lý là điều rất cần thiết đối với bất cứ một quốc gia hay địa phương nào.
Với mục tiêu tổng quát là đến năm 2010 đưa Thanh Hoá thoát ra khỏi tỉnh
nghèo, đến năm 2020 đưa Thanh Hoá cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.
Đồng thời, trước những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới thì việc chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá đang đặt ra nhiều vấn đề bức bách cần
giải quyết kịp thời. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những
nội dung đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, được Đảng bộ
và nhân dân trong Tỉnh đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Với ý nghĩa ấy, đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá"
mà tui chọn lựa nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế Chính trị là
hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Vấn đề cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng
đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu được công bố, như:
- Ngô Đình Giao: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nền
kinh tế quốc dân" tập II - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1994.
- Đỗ Hoài Nam: "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển những ngành
trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam" Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội 1996.
- Lê Du Phong - Nguyễn Thành Độ: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều
kiện hội nhập với khu vực và thế giới" Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm
1999.
- Nguyễn Trần Quế: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm
đầu thế kỷ 21" Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội 2004.
- Bùi Tất Thắng: "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam" Nhà xuất
bản khoa học xã hội - Hà Nội 2006.
Nói chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều nội dung
quan trọng về CCKT và chuyển dịch CCNKT, các kết quả đạt được đã có tác
động nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa
phương. Nhưng chưa có tài liệu nào tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch CCNKT
ở Thanh Hoá. Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề Chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá thực sự là rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thực
trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá từ năm 2001 - 2007,
tìm ra nguyên nhân của các kết quả đã đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế
để đề ra quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về CCKT và chuyển dịch CCNKT.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá từ năm 2001 - 2007.
- Đề ra quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục thực hiện chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá.
- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả luận văn tiến hành thu thập số liệu, nghiên cứu
quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá trong khoảng thời
gian từ năm 2001 - 2007.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, mà chủ yếu là nghiên
cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, điều tra,
khảo sát, thống kê, mô hình … trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ nội dung luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm, luận văn làm rõ tính tất yếu
khách quan phải chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong thời gian tới.
- Đánh giá kết quả chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong những năm qua,
đặc biệt là từ năm 2001 - 2007. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá
trình thực hiện chuyển dịch CCNKT.
- Đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh chuyển
dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương.
Chương 1: Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh
Hoá từ 2001 - 2007



gS71cqCZmeNWGIl
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status