Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội xuất phát từ trách nhiệm của nhà nước trước những
nhóm dân cư, cộng đồng người bị rủi ro, mất thu nhập vì một lý do nào đó.
Mô hình bảo hiểm xã hội đầu tiên ra đời cách đây khoảng 200 năm ở châu Âu
với nhiều nỗ lực của nhà nước Phổ nhằm khắc phục những bất bình đẳng
trong thu nhập, điều hòa rủi ro, tạo điều kiện cho nhóm dân cư cùng kiệt được
thụ hưởng những điều kiện tối thiểu. Ngày nay, bảo đảm an sinh là một quyền
cơ bản của con người, mức độ đảm bảo quyền an sinh là một tiêu chí quan
trọng đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, dân tộc. Trong đó, bảo
hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi nước. Việt
Nam mới bước vào quá trình hội nhập và phát triển, có nhiều vấn đề, mục tiêu
cần phấn đấu giải quyết, trong đó không thể thiếu mục tiêu thực hiện tốt
vấn đề an sinh xã hội cho toàn dân. Do đó, để ổn định và phát triển kinh tế -
xã hội đất nước, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống
bảo hiểm xã hội có hiệu quả, trong đó cần chú trọng tới việc phân tích và học
tập mô hình bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới.
Nhật Bản được đánh giá là một cường quốc về kinh tế kể từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai, là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ,
có nền kinh tế đứng thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa chỉ sau
Hoa Kỳ và Trung Quốc. Với tiềm lực kinh tế đó, Nhật Bản có điều kiện phát
triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện với mức độ bao phủ rộng khắp đến các
thành viên trong xã hội. Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành
từ việc ban hành Quy định cứu trợ cùng kiệt đói vào năm 1874, sau đó lần lượt
các luật liên quan đến vấn đề an sinh xã hội ra đời như: Luật Hưu trí, Luật
Bảo hiểm y tế, Luật Phúc lợi xã hội, Luật Vô gia cư…Hiện nay, hệ thống an
sinh xã hội ở Nhật Bản bao gồm các hệ thống cứu trợ xã hội nhằm bảo đảm
mức sống tối thiểu cho tất cả những người gặp khó khăn trong cuộc sống
bằng các hỗ trợ về chăm sóc y tế, chi phí giáo dục, nhà ở, đào tạo nghề,
xây dựng cơ sở phục hồi chức năng, ký túc xá cho người nghèo…; hệ
thống phúc lợi xã hội cung cấp cho những người người tàn tật, người già,
trẻ em…; bảo hiểm xã hội với hệ thống lương hưu công cộng đảm bảo an
ninh thu nhập cho người già; bảo hiểm y tế với hệ thống y tế công cộng
chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng bệnh vì mục tiêu sống khỏe mạnh
cho người dân Nhật Bản... Một thành công của Nhật Bản là đã xây dựng
và duy trì được mô hình hợp tác công tư trong thực hiện an sinh xã hội.
Trong đó, một phần chi tiêu cho an sinh xã hội lấy từ ngân sách nhà nước,
còn lại nguồn cung cấp chính là các công ty và tập đoàn kinh tế. Nhờ đó,
nguồn lực cho thực hiện an sinh xã hội ở Nhật Bản hết sức to lớn, tạo điều
kiện cho mở rộng mức độ bao phủ của lưới an sinh. Những thành tựu của
Nhật Bản trong lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói
riêng đã cung cấp cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm quý báu đối với
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vậy hệ thống bảo hiểm
xã hội Nhật bản được thực hiện như thế nào? Bảo hiểm xã hội Việt Nam
có gì khác so với bảo hiểm xã hội Nhật Bản? Nước ta có thể học tập gì và
học tập như thế nào từ kinh nghiệm của Nhật Bản để xây dựng một hệ
thống bảo hiểm xã hội hiệu quả? Đó là những vấn đề cần thiết nghiên cứu
để phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Xuất phát từ lý do
trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản và một số
gợi ý chính sách cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo đảm xã hội và vận dụng bài học kinh
nghiệm của các nước phát triển trong xây dựng hệ thống an sinh xã hội
nói chung, hệ thống bảo hiểm xã hội nói riêng. Có thể kể đến một số công
trình như:
- Dương Phú Hiệp, Nguyễn Duy Dũng (1998), “Một số vấn đề phúc lợi
xã hội của Nhật Bản và Việt Nam”, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản. Cuốn
sách được biên tập trên cơ sở tập hợp 17 báo cáo nghiên cứu tương đối toàn
diện và sâu sắc của các tác giả trong và ngoài Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
về các vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản và Việt Nam.
- Đinh Công Tuấn (2008), “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Trên cơ sở
nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội của một số nước EU điển hình như
Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển… tác giả Đinh Công Tuấn đã phân tích, đánh
giá những thành công và hạn chế của các hệ thống đó, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho việc hoạch định hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam
trong thời gian tới.
- Đỗ Thiên Kính (2005), “Kinh nghiệm Nhật Bản trong việc xây
dựng hệ thống phúc lợi xã hội”, Đề tài cấp Viện – Viện Khoa học xã hội
Việt Nam. Đề tài đã phân tích hệ thống phúc lợi của Nhật Bản và rút ra
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển các
chính sách phúc lợi xã hội.
Mới đây, một cuộc hội thảo với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội – Kinh
nghiệm Nhật Bản” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) và Cơ quan
Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội đã cung cấp
nhiều kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản trong thực hiện các chính sách bảo
hiểm xã hội làm cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng vào Việt Nam.
Nhật Bản cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tính hệ thống
về an sinh xã hội của đất nước, điển hình là: Shuzo Nishimura (2011), “An
sinh xã hội ở Nhật Bản”, Viện Dân số và An sinh xã hội Nhật Bản; Toshiaki
Tachibanaki (2006), “Cải cách an sinh xã hội Nhật Bản trong thế kỷ 21”, Đại
học Kyoto. Tuy vậy, việc nghiên cứu một cách chuyên biệt về bảo hiểm xã

66VYyZ0ORAfmeir
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status