Nghiện cứu bào chế thuốc nhỏ mắt chứa cloramphenicol và dexamethason natri phosphat - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỂ THUỐC NHỎ MẮT
. 1.1.1. Khái niệm
Thuốc nhỏ mắt là chế phẩm vô khuẩn ở dạng lỏng (dung dịch hay hỗn
dịch) có chứa một hay nhiều dược chất, được nhỏ vào túi kết mạc với mục đích
phòng, chẩn đoán hay điều trị các bệnh về mắt. Thuốc nhỏ mắt cũng có thể bào
chế dưối dạng bột vô khuẩn và được pha với một chất lỏng vô khuẩn ngay
trước khi dùng [1], [ố].
1.1.2. Thành phần của thuốc nhỏ mắt
' Một chế phẩm thuốc nhỏ mắt gồm có 4 thành phần chính: Dược chất,
dung môi, các thành phần khác và bao bì đựng thuốc.
a) Dược chất
Dược chất là thành phần chính trong công thức thuốc nhỏ mắt có tác
dụng phòng, chẩn đoán và chữa bệnh. Dược chất dùng để pha thuốc nhỏ mắt
phải đạt độ tinh khiết cao về mặt vật lý, hoá học và vi sinh học.
Dược chất pha thuốc nhỏ mắt rất đa dạng, thường gồm các nhóm dược
chất: Các thuốc điều trị nhiễm khuẩn như cloramphenicol, các sulfamid...; các
thuốc chống viêm tại chỗ như dexamethason, natri diclofenac...; các thuốc gây
tê bề mặt; các thuốc điều trị bệnh glaucom; thuốc giãn đồng tử; các vitamin và
các thuốc dùng chẩn đoán [1].
b) Dung môi
Dung môi dùng để pha thuốc nhỏ mắt có thể là nước hay dầu thực vật
nhưng chủ yếu là nước cất vô khuẩn. Đối với dược chất ít tan hay dễ bị thuỷ
phân trong môi trường nước người ta dùng hỗn hợp dung môi đồng tan với
nước để làm tăng độ tan, hạn chế sự thuỷ phân của dược chất và tăng độ ổn
' định của chế phẩm. Ví dụ: dùng propylen glycol để tăng độ tan của dược chất
vừa làm giảm thuỷ phân dược chất, tăng nhẹ độ nhớt đồng thời nó cũng có tính
sát khuẩn [ 30].
c) Các thành phần khác
Trong công thức thuốc nhỏ mắt ngoài dược chất chính người ta còn cho
thêm các chất phụ để làm ổn định chế phẩm và tăng sinh khả dụng của chế
phẩm như chất điều chỉnh pH, chất chống oxy hoá, chất đẳng trương, chất diện
hoạt, chất tăng độ nhớt... và chất sát khuẩn với nồng độ thích hợp để chế phẩm
được vô khuẩn trong suốt thòi gian bảo quản và sử dụng vói chế phẩm thuốc
nhỏ mắt được đóng gói cho sử dụng nhiều lần [1], [25].
d) Bao bì đựng thuốc nhỏ mắt
Từ lúc sản xuất và bảo quản đến khi sử dụng, thuốc luôn tiếp xúc trực
tiếp với bao bì đựng thuốc. Trong quá trình tiếp xúc các thành phần của thuốc
nhỏ mắt có thể tương tác vói các thành phần nhả ra từ bao bì đựng thuốc làm
ảnh hưởng đến độ ổn định của chế phẩm làm giảm hiệu lực và độ an toàn khi
dùng thuốc. Do đó cần lựa chọn bao bì đựng thuốc phù hợp với từng công thức
thuốc nhỏ mắt [1], [8].
1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ Ổn ĐỊNH CỦA DUNG
DỊCH THUỐC NHỎ MẮT
Độ ổn định của thuốc là khả năng của thuốc (nguyên liệu hay thành
phẩm) bảo quản trong các điều kiện xác định giữ được những đặc tính vốn có
về vật lý, hoá học, vi sinh học, sinh khả dụng trong những giới hạn quy định
[5], [8].
Nghiên cứu độ ổn định của thuốc là một quy định bắt buộc trong quá
trình xây dựng công thức và quy trình sản xuất thuốc. Việc nghiên cứu độ ổn
định ở điều kiện lão hoá cấp tốc giúp lựa chọn công thức và đoán tuổi thọ.
Nghiên cứu độ ổn định ở điều kiện thực trong thòi gian dài để xác định tuổi thọ
của chế phẩm khi đưa sản phẩm ra thị trường.

3dP3FOOxYi5k00n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status