Nghiên cứu hệ thống lái trợ lực thủy lực trên các dòng xe tải Trường Hải - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Nghiên cứu hệ thống lái trợ lực thủy lực trên các dòng xe tải của Công ty Cp Ôtô Trường Hải"
1. Tên đề tài thực hiện:
Nghiên cứu hệ thống lái trợ lực thủy lực trên các dòng xe tải của Công ty Cổ Phần
Ô tô Trường Hải
2. Họ và tên cán bộ hướng dẫn :
 ThS. Nguyễn Quan Thanh.
 Đoàn Ngọc Minh (Phó phòng dịch vụ CTy CP Ô tô Trường Hải – CN Cần Thơ).
3. Họ và tên sinh viên thực hiện:
 Phạm Văn Diễn (MSSV : 1107737).
 Ngành: Cơ khí giao thông 1 - K36.
4. Đặt vấn đề
 Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển rất nhanh nhằm đáp ứng
các nhu cầu cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Cùng với sự
phát triển đó, ngành công nghiệp ô tô đã có những bước phát triển lớn tạo nên chất
lượng trong việc phục vụ của ô tô.
 Trong sự phát triển đó, việc hiểu rõ các vấn đề về hệ thống lái là rất cần thiết nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng và cải tiến hệ thống
lái. Với mục đích đó, trong giới hạn thời gian, đề tài này chỉ giới hạn trong việc “
Nghiên cứu hệ thống trợ lực lái thủy lực”. Thông qua việc tổng hợp những kiến
thức đã học và thực tập thực tế tại Công ty mong rằng đề tài sẽ đem lại cái nhìn
tổng quan hơn về hệ thống lái trợ lực thủy lực trên ô tô tải.
5. Mục đích của đề tài
 Để đảm bảo an toàn khi ô tô chuyển động trên đường, đòi hỏi người vận hành
phải: có kinh nghiệm xử lý thành thạo các thao tác điều khiển. Mặt khác, để thuận
tiện cho người vận hành thực hiện các thao tác đó, đòi hỏi ô tô phải có chức năng
an toàn cao. Hệ thống lái là một bộ phận quan trọng bảo đảm chức năng trên. Việc
quay vòng hay chuyển hướng của ô tô khi gặp các chướng ngại vật trên đường đòi
hỏi hệ thống lái làm việc thật chuẩn xác.
 Đối với các xe tải thân dài thường gặp trở ngại khi quay vòng, tay lái nặng, mau
hỏng lốp. Do vậy, các xe thân dài thường được bố trí hai cầu dẫn hướng và bộ trợ
lực lái nhằm giảm kích thước vành tay lái và giảm nhẹ lực đánh tay lái của người
điều khiển mà không cần tăng kích thước cơ cấu lái.
 Chất lượng của hệ thống lái phụ thuộc rất nhiều vào công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
Muốn làm tốt việc đó thì người điều khiển cũng như cán bộ kỹ thuật phải nắm
vững kết cấu và nguyên lý làm việc của các bộ phận của hệ thống lái.
 Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống lái trợ lực thủy lực trên các dòng xe tải của Công Ty
Cổ Phần Ô Tô Trường Hải” mà em nghiên cứu mong muốn sẽ đóng góp một chút
công sức của mình cho mục đích đó.
6. Địa điểm và thời gian thực hiện
a. Địa điểm :
 Công ty Cổ Phần Ô Tô Trường Hải – Chi Nhánh Cần Thơ.
 Khoa Công Nghệ - Trường Đại học Cần Thơ.
b. Thời gian thực hiện:
Từ 13/01/2014 đến 10/05/2014
7. Giới thiệu về thực trạng có liên quan đến đề tài
Trước nhu cầu sử dụng ô tô tải ngày càng cao như hiện nay, một số công ty nhà nước
và doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạng đầu tư vào các phân xưởng sửa chữa và bảo trì ô
tô với phương tiện trang bị kỹ thuật khá hiện đại và đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại các phân
xưởng vẫn còn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật hiểu biết thông thạo về ô tô xe tải. Do đó,
việc nghiên cứu và hệ thống hóa các loại hư hỏng thường gặp của hệ thống lái trợ lực
thủy lực và phương án sửa chữa hứa hẹn sẽ là một tài liệu chuyên môn nho nhỏ hữu ích
cho cán bộ kỹ thuật về ô tô xe tải cũng như người sử dụng xe và sinh viên ngành cơ khí ô
tô.
8. Các nội dung chính của đề tài
Chương 1: Tìm hiểu thực trạng tình hình sử dụng và khai thác ô tô hiện nay.
Chương 2: Giới thiệu về một số dòng xe tải của Thaco Trường Hải.
Chương 3: Những vấn đề chung của hệ thống lái
3.1. Chức năng của hệ thống lái.
3.1.1. Xoay các bánh dẫn hướng.
3.1.2. Truyền các momen quay có trị số khác nhau đến các bánh xe chủ
động ở bên trái và bên phải.
3.1.3. Kết hợp đồng thời cả hai phương pháp trên.
3.2. Một số bộ phận cơ bản của hệ thống lái.
3.2.1. Vành tay lái.
3.2.2. Trụ lái.
3.2.3. Hộp số lái.
3.2.4. Hình thang lái.
3.3. Các cơ thông số cơ bản của hệ thống lái.
3.3.1. Động học của hệ thống lái.
3.3.1.1. Tỷ số truyền của hệ thống lái.
3.3.1.2. Điều kiện không trược khi quay vòng.
3.3.2. Hình học lái.
3.3.2.1. Góc doãng.
3.3.2.2. Góc nghiêng dọc.
3.3.2.3. Góc nghiêng ngang của chốt chuyển hướng.
3.3.2.4. Độ chụm đầu.
3.3.2.5. Độ bẹt của hai bánh xe trước khi quay xe.
3.4. Các yêu cầu của hệ thống lái.
3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hệ thống lái.
3.5.1. Tỷ số truyền.
3.5.2. Độ rơ vành tay lái.
3.5.3. Hiệu suất thuận, hiệu suất nghịch.
Chương 4: Các hệ thống lái thông dụng.
4.1. Hệ thống lái 2 bánh xe phía trước.
4.1.1. Khái niệm.
4.1.2. Cấu tạo.
4.1.3. Nguyên lý làm việc.
4.1.4. Đánh giá hệ thống lái hai bánh xe phía trước.
4.2. Hệ thống lái 4 bánh.
4.2.1. Khái niệm.
4.2.2. Cấu tạo.
4.2.3. Nguyên lý làm việc.
4.2.4. Đánh giá.
4.3. Hệ thống lái cơ học loại thường ( không có trợ lực).
4.3.1. Hệ thống lái cơ học loại trục vít – bánh vít.
4.3.2. Hệ thống lái cơ học loại bánh răng – thanh răng.
4.3.3. Đánh giá về hệ thống lái loại thường ( không cố trợ lực).
4.4. Hệ thống lái cơ học loại cường hóa ( có trợ lực).
4.4.1. Khái niệm chung về hệ thống lái có trợ lực.
4.4.2. Bộ trợ lực lái thủy lực điều khiển bằng điện tử.
4.4.3. Bộ trợ lực lái loại khí.
4.4.4. Đánh giá.
Chương 5: Nguyên lý, cấu tạo của hệ thống lái trợ lực thủy lực ( không dùng điện
tử) trên một số dòng xe tải của Thaco Trường Hải.
5.1. Sơ đồ hệ thống lái trợ lực thủy lực không dùng điện tử.
5.2. Cấu tạo bộ trợ lực thủy lực.
5.2.1. Bơm thủy lực và các bộ phận phụ trợ.
5.2.2. Van phân phối.
5.2.3. Xy lanh lực.
5.2.4. Đường ống dẫn dầu.
Chương 6: Chẩn đoán những hư hỏng của hệ thống lái trợ lực thủy lực và
phương pháp khắc phục.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị
9. Phương pháp thực hiện đề tài
 Tham khảo tài liệu
 Khảo sát thực tế
 Viết và hoàn chỉnh bản thuyết minh
10. Kế hoạch thực hiện:
 Từ 13/01/2014 đến 26/01/2014: Viết đề cương chi tiết và hoàn thành các thủ tục
cơ bản theo qui định của nhà trường.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status