Nghiên cứu sản xuất trà thảo mộc - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
“Thế giới đang có xu hướng sử dụng các hợp chất thiên nhiên có trong cây cỏ, nhằm hạn chế tối đa việc đưa các chất hóa học tổng hợp vào cơ thể gây độc hại”. Đó là nhận định của GS.TS. Lê Bách Quang, Phó viện trưởng Viện thực phẩm chức năng, nguyên Phó giám đốc Học viện quân y tại buổi hội thảo khoa học “Xu hướng sử dụng trà thảo mộc có lợi cho sức khỏe tại Việt Nam”.
Cùng với xu hướng phát triển của thế giới, của thời đại thì mỗi người, mỗi người Việt Nam cũng đã, đang và ngày càng quan tâm đến sức khỏe, đến những đồ ăn thức uống có lợi cho cơ thể của mình. Hiện nay, với rất nhiều người tiêu dùng thông minh, lựa chọn thức uống không chỉ đơn thuần là làm thỏa mãn cơn khát. Thức uống gần đây được chú ý đến là một số loại trà làm trẻ, khỏe, đẹp da…Trong số đó nổi trội lên có trà thảo mộc, một loại thức uống được tổng hòa từ nhiều loại thảo mộc thiên nhiên nên rất có lợi cho sức khỏe.
Thật vậy, nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã đưa ra các chứng cứ cho thấy các hoạt chất có trong trà thảo mộc có khả năng thanh lọc các độc tố trong cơ thể. Như thế, trà thảo mộc đã thực sự trở thành một loại một thức uống cần thiết cho sức khỏe của mỗi chúng ta.
Và với những lý do như đã trình bày thì việc lựa chọn đề tài “nghiên cứu sản xuất trà thảo mộc” cũng là điều dễ hiểu.
1.2. Mục tiêu
Tìm hiểu, nghiên cứu, phối chế các vị thảo mộc với nhau theo tỷ lệ phù hợp để thu được loại thức uống tốt cho sức khỏe, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được phần lớn mọi người ưa thích, đánh giá cao. Đó là mục tiêu của đề tài.




CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TRÀ THẢO MỘC
2.1. Nguyên liệu
2.1.1. Cam thảo

Hình 1: Cây cam thảo

2.1.1.1. Xuất xứ: Bản Kinh.
2.1.1.2. Tên khác:
Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản kinh), Mỹ thảo, Mật cam (Biệt lục), Thảo thiệt (Thiệt tịch thông dụng giản danh), Linh thông (Ký sự châu), Diêm cam thảo, Phấn cam thảo (Trung quốc dược học đại từ điển), Điềm căn tử (Trung dược chí), Điềm thảo (Trung quốc dược học thực vật chí), Phấn thảo (Quần phương thổ), Bổng thảo (Hắc long giang trung dược), Cam thảo bắc (Dược liệu Việt Nam).
2.1.1.3. Tên gọi:
Cam có nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ. Cam thảo là cây có vị ngọt, tính bình vì vậy được dùng để gọi tên.
2.1.1.4. Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch hay Glycyrrhiza glabra L.
1.1.1.5. Họ khoa học:
Họ cánh bướm (Fabaceae).
2.1.1.6. Đặc điểm thực vật:
Cam thảo lâu năm cao từ 0,5-1m, nhẵn, mọc đứng khỏe, có gốc hóa mộc, có thân bò kéo dài, lá kép lông chim gồm 4-8 đôi lá chét hình bầu dục hay thuôn, nguyên hơi dính ở mặt dưới, lá kèm rất nhỏ. Hoa màu xanh lơ hay tím, hơi nhỏ, nhiều, thành chùm dạng bông hình trụ, trên những cuống ở nách chỉ bằng nửa của lá. Đài có lông tuyến, hình ống, gù lên ở gốc, có hai môi chia 5 răng hơi không đều, hình mũi mác dài hơn ống, cánh cờ dựng lên, thuôn, dài hơn các cánh bên. Nhị hai bó (9 + 1). Bầu không cuống, 2 đến nhiều noãn, đầu nhụy nghiêng. Quả cong rất dẹt, mặt quả có nhiều lông. Hạt 2-4, hình lăng kính.
2.1.1.7. Phần dùng làm thuốc:
Rễ hay thân rễ phơi hay sấy khô (Radix Glycyrrhizae).

PzI07sDGiqBxrQ4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status