Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, thời đại của chúng ta là thời đại mang xu hƣớng toàn cầu hóa và
khu vực hóa. Việt Nam gia nhập và là thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới
WTO. Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập dần với kinh tế thế giới
và thị trƣờng chứng khoán cũng không nằm ngoài quá trình đó.
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đƣa Việt Nam trở thành một
nƣớc công nghiệp phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần X, mỗi
năm Việt Nam cần khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tƣ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng
trong giai đoạn 2010-2020. Vì vậy, Việt Nam cần có chính sách huy động
tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nƣớc để chuyển các nguồn vốn
nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tƣ và TTCK giữ vai trò qua trọng
đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, TTCK Việt Nam đã có những giai
đoạn tăng trƣởng nhanh chóng (1.170 điểm) và cùng với đó là những giai đoạn
khó khăn (235 điểm). Có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động của TTCK nhƣ
tình hình kinh tế xã hội, quy luật cung cầu, trình độ và tâm lý nhà đầu tƣ, các quy
định chính sách liên quan, tác động của các thị trƣờng khác nhƣ thị trƣờng bất
độn sản, thị trƣờng vàng, thị trƣờng ngoại tệ… trong đó tác động của dòng vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài đóng vai trò quan trọng, là một tác động chủ yếu, dẫn dắt thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam trong suốt những năm gần đây.
Tính đến thời điểm quý 2 năm 2013, hiện ở Việt Nam đang có 31 văn phòng
thay mặt của tổ chức kinh doanh chứng khoán nƣớc ngoài, tổng số 35 CTCK có
vốn góp của đối tác nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong đó có 10 công
ty mà nhà ĐTNN sở hữu đến 49% vốn góp. Đối với công ty quản lý quỹ, hiện có
9 công ty có vốn góp của nƣớc ngoài, trong đó có 2 công ty quản lý quỹ có mức
vốn góp của nhà ĐTNN là 100%. Có thể thấy, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã và đang
tham gia nghiêm túc vào thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Mặc dù TTCK Việt
Nam đã hoạt động đƣợc hơn 10 năm, nhƣng cho đến nay, sự chi phối và những
tác động của dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên TTCK vẫn còn là một ẩn số.
Thành tựu quan trọng mà TTCK Việt Nam đạt đƣợc kể từ khi tham gia WTO
chính là sự gia tăng đáng kể của dòng vốn gián tiếp vào thị trƣờng trong nƣớc.
Thực tế cho thấy, sự tham gia của nhà đầu tƣ nƣớc, các quỹ đầu tƣ chứng khoán,
các tập đoàn tài chính lớn sẽ góp phần chuyên nghiệp hóa TTCK Việt Nam, từ đó
tăng cƣờng kinh nghiệm và nâng cao tiêu chuẩn về quản trị công ty, khả năng
phân tích, đầu tƣ cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Cùng với đó, quy mô của
TTCK cũng tăng lên đáng kể. TTCK tiếp tục phát triển trở thành kênh huy động
vốn của doanh nghiệp, cũng là kênh đầu tƣ quan trọng của nền kinh tế. Bên cạnh
đó, việc đơn giản hóa thủ tục đầu tƣ cho nhà ĐTNN theo Thông tƣ số
213/2012/TT-BTC đƣợc Bộ Tài chính ban hành ngày 6/12/2012 sẽ tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho nhà ĐTNN khi tham gia TTCK, đồng thời góp phần tăng tính
cạnh tranh và minh bạch cho TTCK Việt Nam.
Sự hội nhập của TTCK là tất yếu, và vai trò của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ
ngày càng quan trọng, tuy nhiên, việc tham gia của nhà ĐTNN sẽ mang lại nhiều
cơ hội nhƣng cũng không ít thách thức. Có thể nói, việc thống kê, phân tích
nghiên cứu hoạt động của dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên TTCK Việt Nam là
sự cần thiết để hiểu hơn về tầm ảnh hƣởng của hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài đến
TTCK, từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm khai thác, phát huy các tác
động tích cực đồng thời phòng tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực. Chính
vì vậy, việc nhìn nhận ra các cơ hội và thách thức sẽ là điều rất quan trọng để xác
định các giải pháp cho sự hội nhập của TTCK Việt Nam, mang lại hiệu quả cao
nhất cho tất cả các nhà đầu tƣ, cho TTCK Việt Nam và cho mỗi ngành, mỗi lĩnh
vực của nền kinh tế. Vậy thì hoạt động đầu tƣ của dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thời gian qua đã diễn ra nhƣ thế nào? Hoạt
động đầu tƣ đó đã ảnh hƣởng đến thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ra sao? Liệu
có thể thu hút thêm vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam? Việt Nam cần làm gì để tận dụng nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để
phát triển thị trƣờng chứng khoán trong xu thế hội nhập kinh tế? Để tìm lời giải
đáp cho những câu hỏi này, việc nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc hoạt
động đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là
vô cùng cần thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ lý do trên tui chọn đề tài: Vai trò của đầu tƣ nƣớc ngoài đối
với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Trên thế giới những kết quả thực nghiệm về ảnh hƣởng hoạt động của
dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài đến TTCK một số nƣớc cũng cho thấy việc
nghiên cứu đã và đang đƣợc tiến hành. Bài nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị
đầu tƣ ròng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có tổ chức và chỉ số chứng khoán Nifty
(Ấn Độ) trong giai đoạn từ tháng 1/1999 đến tháng 2/2009 của các đồng tác giả
Mohd.Aamir Khan, Rohit, Siddharth Goyal, Vinit Ranjan và Gaurav Agrawal.
Các tác giả đã phân chia thời gian nghiên cứu thành 4 giai đoạn nhỏ theo thứ tự
sự kiện kinh tế thế giới đã xảy ra là vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC tại Mỹ ngày
11/9/2001, dịch SARS toàn cầu tháng 5/2003 và khủng hoảng tài chính thế giới
bắt đầu từ tháng 1/2008. Với phƣơng pháp phân tích chuỗi dữ liệu, xem xét phân
phối chuẩn của các chuỗi dữ liệu, kiểm định nhân quả Granger và Phƣơng pháp
phân tích phƣơng sai, các tác giả đƣa ra đƣợc kết luận: Giai đoạn 3 là giai đoạn
tăng của TTCK Ấn Độ tuy nhiên ảnh hƣởng của chỉ số Nifty lên các tổ chức đầu
tƣ nƣớc ngoài lại mạnh hơn trong giai đoạn 4, nguyên nhân là do các nhà tạo lập
thị trƣờng khác đã gia tăng vai trò của họ nhằm làm giảm mức ảnh hƣởng của các
tổ chức nƣớc ngoài lên TTCK Ấn Độ.
Bài nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các tổ chức
nƣớc ngoài (FIO) với tính thanh khoản TTCK Indonesia của hai tác giả S.Ghon
Rhee và Jianxin Wang đã sử dụng dữ liệu về tỷ lệ sở hữu từng loại cổ phiếu của
các dạng NĐT khác nhau, và dữ liệu thể hiện tính thanh khoản của TTCK đo
lƣờng qua ba yếu tố là chênh lệch giá đặt Mua/bán, độ sâu của thị trƣờng và mức
độ nhạy cảm của giá chứng khoán. Qua nghiên cứu này các tác giả đã cung cấp
bằng chứng trực tiếp về mối quan hệ giữa tính thanh khoản của TTCK và dòng
vốn ĐTNN đó là từ khi TTCK Indonesia mở cửu thu hút ĐTNN thì tính thanh
khoản thị trƣờng tăng hàng năm trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tại Trung Quốc, tác giả Chau Kit Yi đã thực hiện việc phân tích mức độ
ảnh hƣởng này trên TTCK Thƣợng Hải, đƣợc xem là một thị trƣờng năng động
nhất ở Trung Quốc.
Thời gian nghiên cứu bao gồm hai giai đoạn từ tháng 1/2001 đến tháng
12/2002 và từ tháng 1/2004 đến tháng 12/2005, tƣơng ứng với hai thời kỳ trƣớc
và sau khi ban hành Hệ thống các NĐT tổ chức nƣớc ngoài đủ tiêu chuẩn (QFII),
có sự gián đoạn giữa hai giai đoạn nghiên cứu là do QFII đƣợc hình thành vào
tháng 12/2002 nhƣng cho đến cuối năm 2003 phần lớn các tổ chức nƣớc ngoài
đƣợc cấp phép vẫn không thực hiện việc đầu tƣ vào TTCK.
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm: Thu thập hàng tuần của 68 cổ phiếu loại A
(chủ yếu là cổ phiếu tập trung trong các ngành thép, nhập khẩu, năng lƣợng, tài
chính, nguyên liệu thô, vận tải, thông tin và kỹ thuật theo sự nghiên cứu của SSE)
giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán Thƣợng Hải (SSE), giá cổ phiếu, chỉ số
chứng khoán Thƣợng Hải đƣợc xem là thay mặt của TTCK, lãi tiền gửi 3 tháng
của các tổ chức tín dụng đƣợc sử dụng nhƣ lãi suất phi rủi ro, khối lƣợng giao
dịch hàng tuần, số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành, tốc độ luân chuyển và dữ liệu
EPS hàng năm của 68 cổ phiếu loại A trên. Kết quả, tác giả đã cho thấy việc tự
do hóa thị trƣờng tài chính thu hút các tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài (FII) đem lại
không chỉ tác động tích cực mà cũng có tác động tiêu cực, đó là làm giảm tính ổn
định của thị trƣờng chứng khoán. Theo quan điểm của tác giả, để ổn định TTCK,
điều cần thiết là nâng cao kiến thức NĐT cá nhân, cung cấp cho họ một nền tảng
vững chắc trong việc thực hiện quyết định đầu tƣ mà không bị chi phối bởi các
FII

El6mhRm7mV69Oxf
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status