Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác kiêu kỵ đến chất lượng nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, môi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của đất nước.
Ở nước ta những năm gần đây,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và quá trình đô thị hóa thì tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số liệu thống kê mới đây của các cơ quan môi trường cho thấy: thành phố Hà Nội mỗi ngày thải ra khoảng 1.368 tấn rác sinh hoạt, thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 3.752 tấn. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay dự kiến đến năm 2020, tổng lượng rác thải mà 3 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng sẽ thải ra là vào khoảng 3.318.823 tấn/năm Và hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành phố và các địa phương khác đã trở thành vấn đề báo động. Hầu như tất cả các bãi rác của thành phố của nước ta đều trong tình trạng quá tải. Với các nước công nghiệp phát triển như Nhật, Mỹ, Đức, Hà Lan... việc xử lý rác chủ yếu sử dụng phương pháp thiêu huỷ bằng công nghệ cao, hay đem đi chôn lấp. Trong khi đó, nước ta vẫn phổ biến cách chôn lấp lộ thiên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Cách làm này không những không giải quyết được lượng rác tồn đọng, mà còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường như ô nhiễm nguồn nước(nước mặt và nước ngầm), ô nhiễm đất và bầu không khí xung quanh khu vực.
Hiện nay, tình trạng suy giảm chất lượng nước dưới đất tại những nơi chôn lấp rác thải đã trở nên khá phổ biến như bãi rác Nam Sơn, bãi rác Đông Thạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đa số các bãi rác chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chính của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh như tiêu chuẩn về địa điểm, địa hình địa chất, thuỷ văn, thiết kế bãi chôn lấp, lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè, hệ thống thu gom nước rác và khí gas.
Trong khi đó, khi mà sự phát triển kinh tế và đô thị hóa càng cao, các thành phố lớn, thị xã, thị trấn mới được mọc lên, hàng loạt khu dân cư, khu chế xuất đi vào hoạt động càng nhiều ...thì tất yếu sẽ kéo theo yêu cầu về cấp nước nói chung và yêu cầu khai thác sử dụng nước dưới đất là rất lớn và rất cần thiết đặc biệt ở những khu vực khan hiếm nước mặt.
Như vậy là nhu cầu sử dụng nước dưới đất cho các hoạt động kinh tế cũng như sinh hoạt của người dân là rất lớn, và có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, tình trạng suy thoái chất lượng và số lượng nước dưới đất đã diễn ra ở nhiều khu vực, đặc biệt là xung quanh các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh.
Bãi rác Kiêu Kị là nơi chứa đựng rác thải của huyện Gia Lâm và một phần của Quận Long Biên với diện tích giai đoạn 1 là 6,1ha, đi vào hoạt động tháng 9/1999; công suất xử lý là 150 tấn rác thải sinh hoạt và 10 tấn bùn cống/ ngày. Hiện nay bãi rác đã ngừng hoạt động và đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 cũng với diện tích khoảng 6 ha bao gồm cả lò đốt rác. Ở đây vấn đề xử lý rác mặc dù đã có sự quan tâm xong chỉ là những công nghệ xử lý đơn giản như phân loại sơ bộ và chôn lấp lộ thiên hiệu quả thấp và chưa có công nghệ xử lý nước rác. Do đó, việc ảnh hưởng từ bãi rác tới chất lượng nước dưới đất các khu vực xung quanh là không thể tránh khỏi. Trong khi đó, theo điều tra thì ở khu vực này 100% dân cư sử dụng nguồn nước là nước dưới đất từ các giếng khoan và bước đầu xuất hiện những dấu hiệu tác động có hại đến sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên cho tới nay lại chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về ảnh hưởng của bãi rác này tới chất lượng nước dưới đất , để từ đó có thể đưa ra biện pháp thông báo cho người dân và giải pháp nâng cao chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh bãi rác.
Chính vì vậy, tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác Kiêu Kị (Huyện Gia Lâm) đến chất lượng nước dưới đất phục vụ cho mục đích sinh hoạt tại khu vực xung quanh bãi rác”.

l3144qtm1BX0aE0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status