Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống một số cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan hệ thương mại song phương của Việt Nam và Hàn Quốc. Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam từ năm 2000 đến nay, có so sánh với các giai đoạn trước đó. Đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương này trong thời gian tới

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC ............................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc:............... 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế.................................. 5
1.1.2. Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của các
quốc gia………………………………………………………………………7
1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới thương mại quốc tế................................ 9
1.1.4. Một số lý thuyết thương mại quốc tế liên quan ................................. 13
1.2. Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc:.......... 15
1.2.1. Khái quát về thị trường Việt Nam..................................................... 15
1.2.2. Khái quát về thị trường Hàn Quốc .................................................... 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM -
HÀN QUỐC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY ................................................. 33
2.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn trước năm 2000 33
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1992 ................................................................ 33
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1999 .............................................. 36
2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay ....... 38
2.2.1. Các chính sách ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn
Quốc........................................................................................................... 38
2.2.2. Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc...... 49
2.2.3. Cơ cấu hàng hóa trong hoạt động thương mại song phương Việt Nam -
Hàn Quốc ................................................................................................... 51
2.2.4 Đánh giá chung về quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn
Quốc từ năm 2000 đến nay......................................................................... 60

CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC TRONG
THỜI GIAN TỚI...................................................................................... 67
3.1. Triển vọng phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
trong thời gian tới....................................................................................... 67
3.2. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong
thời gian tới. ............................................................................................... 70
3.2.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước........................................................ 70
3.2.2. Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp ................................................. 79
KẾT LUẬN............................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 88 mạnh các dòng vốn đầu tư cũng như hỗ trợ du lịch và giao lưu văn hóa giữa
ASEAN và Hàn Quốc.
Trong khuôn khổ FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) với tư cách là một
bên tham gia hiệp định đa phương này, Việt Nam đã đưa ra nhiều cam kết về
thương mại hàng hóa và đang tiếp tục đàm phán về các cam kết cụ thể về thương
mại dịch vụ. Theo đó, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan đối với khoảng 200
chủng loại hàng hóa kể từ tháng 6/2007 và tiến hành cắt giảm theo lộ trình cho
đến năm 2016 – 2018. Việc thực hiện AKFTA diễn ra trong lúc Việt Nam đang
thực hiện nhiều cam kết quốc tế khác trong khuôn khổ các mối liên kết quốc tế
và khu vực, vì thế phải cùng lúc rà soát, sửa đổi và bổ sung nhiều văn bản pháp
luật mới để thực thi. Mặc dù vậy, cho đến nay, việc tiếp cận các qui định pháp
luật của Việt Nam còn gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Đây là vấn đề mà các nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm, bởi theo dự đoán, số
lượng các nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục tăng
nhiều. Có một vấn đề là, trong khuôn khổ AKFTA, các nước thành viên được
phép sử dụng “qui chế tự vệ khẩn cấp” để bảo vệ thị trường trong nước, tuy vậy
cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ trường hợp nào nhập khẩu hàng hóa vào Việt
Nam bị áp dụng biện pháp tự vệ này (trong phạm vi AKFTA cũng như trong các
liên kết kinh tế quốc tế khác). Điều này chứng tỏ sự yếu kém của chúng ta trong
việc vận dụng những qui định trong các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã tham
gia ký kết. Xuất phát điểm của mỗi quốc gia trong ASEAN là khác nhau, do vậy
ngoài việc tuân thủ hiệp định thương mại FTA ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam
cần linh hoạt trong việc áp dụng chính sách thương mại song phương của riêng
Việt Nam – Hàn Quốc để phù hợp với nhu cầu của hai nước, nhằm tối đa hóa
hiệu quả của các chính sách thương mại này. Ðể thực hiện nghĩa vụ thành viên
WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng
minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để
thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, cũng như các
biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Những việc làm này cần được thực
hiện nghiêm túc và triệt để hơn nữa trong thời gian tới, có như vậy chúng ta mới
đạt được những thành quả xứng đáng với công sức đã bỏ ra.
3.2.1.2 Tăng cường công tác xúc tiến thương mại song phương
Hiện nay Cục Xúc tiến Thương mại của Bộ Công thương (đơn vị được
thành lập năm 2000) thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực xúc
tiến thương mại của Việt Nam, tiến hành các hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ
hoạt động xuất khẩu ở quy mô quốc gia. Về phía Hàn Quốc, ngoài Hiệp hội
Thương mại Hàn Quốc (KITA) còn có Tổ chức Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc
(KOTRA) đóng vai trò quan trọng trong công tác xúc tiến thương mại.
Mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Hàn Quốc đã được phát triển rất mạnh và
thành công. KOTRA cung cấp các dịch vụ cho các nhà kinh doanh và đầu tư
trên khắp thế giới thông qua hệ thống thông tin thương mại phong phú và đầy
đủ. KOTRA ra đời vào năm 1962 và cho đến nay đã hình thành và phát triển hệ
thống các văn phòng ở nước ngoài gồm 94 trung tâm được gọi là KBC (Trung
tâm Thương mại Hàn Quốc) tại 69 quốc gia trên thế giới. Có thể nói KOTRA
giữ vai trò là người dẫn đường trong hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư
của Hàn Quốc và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và đầu tư ở nước ngoài
cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Tại Việt Nam, KOTRA Hanoi KBC được
thành lập vào năm 1996 tại thủ đô Hà Nội và từ đó đến nay luôn nỗ lực hết mình
để đẩy mạnh giao lưu thương mại và đầu tư giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Đặc
biệt, trong xu thế đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam gia tăng
đáng kể, KOTRA đã quyết định thành lập “Trung tâm Hỗ trợ Các Doanh nghiệp
Hàn Quốc tại Việt Nam” trực thuộc KOTRA Hanoi KBC vào tháng 5 năm 2007
với chức năng chính là:
(1) Hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc
(2) Hỗ trợ cho các đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu về thị trường Việt Nam
(3) Hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp Hàn Quốc riêng lẻ đến Việt
Nam tìm hiểu thị trường
(4) Hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia triển lãm tổ chức tại Việt Nam (5) Tổ chức Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sự kiện thương mại
tại Hàn Quốc
(6) Khảo sát thông tin về thị trường Việt Nam: Chính sách, xu hướng và
triển vọng
(7) Xử lý thông tin về các yêu cầu nhập khẩu sản phẩm Hàn Quốc của các
doanh nghiệp Việt Nam
(8) Hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam và quan
tâm đầu tư vào Việt Nam
Ngày 7/9/2011 vừa qua, Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA)
khai trương Văn phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một sự
kiện rất được hoan nghênh vì KITA là tổ chức thay mặt cho gần 70 thành viên là
doanh nghiệp hoạt động từ nhiều lĩnh vực khác nhau. KITA có vai trò quan
trọng và đóng góp to lớn trong sự phát triển nền ngoại thương của Hàn Quốc,
nên việc KITA mở Văn phòng Đại diện đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh tạo
thuận lợi mới, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước nói riêng và
quan hệ hữu nghị giữa hai nước nói chung, xứng tầm đối tác chiến lược.
So với công tác xúc tiến thương mại của Hàn Quốc thì hoạt động xúc tiến
xuất – nhập khẩu của Việt Nam mới hình thành và phát triển gần đây, thiếu sự
liên kết giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến mới chỉ
được thực hiện trên hình thức, công tác điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu
của chính phủ còn nhiều bất cập, môi trường pháp lý cho hoạt động này còn
chưa hoàn thiện, chưa đạt được sự đồng bộ giữa các luật kinh tế và luật doanh
nghiệp... Vì nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại còn eo hẹp nên
các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều cơ hội quảng bá sản phẩm tại các hội
chợ ở nước ngoài nói chung, Hàn Quốc nói riêng mà chủ yếu quảng cáo sản
phẩm, tìm kiếm bạn hàng tại các hội chợ ở Việt Nam nên chưa gặp gỡ được
nhiều bạn hàng lớn, có tiềm năng. Và một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc
hoạt động xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc chưa được thực hiện tốt là do
chúng ta chưa đặt Hàn Quốc là một thị trường trọng điểm và quan tâm đặc biệt
tới thị trường này. Tuy nhiên, cũng không thể phủ định những kết quả khá tốt

J1juMCe1rp253VV
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status