Một số giải pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Sài Gòn - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Những đóng góp của luận văn 5
8. Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 10
1.2. Các khái niệm cơ bản nghiên cứu của đề tài 11
1.2.1 Quản lý 11
1.2.2. Quản lý giáo dục 13
1.2.3. Quản lý nhà trường 14
1.2.4. Khái niệm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. 16
1.2.5. Khái niệm về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. 16
1.2.6. Khái niệm về giải pháp quản lý 17
1.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường đại học 17
1.3.1. Vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường đại học 17
1.3.2. Phân loại cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường đại học 19
1.3.3. Yêu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường đại học 21
1.3.4. Vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đối với chất lượng đào tạo ở trường đại học 23
1.4. Nội dung quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường đại học 24
Kết luận chương 1 26
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 27
2.1. Những thông tin cơ bản về trường Đại học Sài Gòn 27
2.1.1. Giới thiệu về trường Đại học Sài Gòn 27
2.1.2. Sứ mệnh, mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển trường đại học Sài Gòn đến năm 2020 27
2.2. Cơ cấu, quy mô hiện tại của trường Đại học Sài Gòn 29
2.2.1. Cơ cấu hệ thống tổ chức, bộ máy. 29
2.2.3. Đội ngũ cán bộ (Số liệu từ phòng TCCB) 33
2.3. Thực trạng và công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn. 34
2.3.1. Tổng quan về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhà trường 34
2.3.2. Thực trạng về cơ sở vật chất 35
2.3.3. Thực trạng về thiết bị dạy học 44
2.3.4. Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 50
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng CSVC và TBDH trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Sài Gòn. 58
Kết luận chương 2 61
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 62
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 62
3.1.1. Nguyên tắc tính mục tiêu 62
3.1.2. Nguyên tắc tính thực tiễn 62
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả 62
3.1.4. Nguyên tắc tính đồng bộ 63
3.1.5. Nguyên tắc tính khả thi 63
3.2. Một số giải pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Sài Gòn 63
3.2.1. Giải pháp tác động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách quản lý cơ sở vật chất và TBDH 63
3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng TBDH của đội ngũ cán bộ chuyên trách và giảng viên 65
3.2.3. Giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng quản lý cơ sở vật chất đào tạo 67
3.2.4. Giải pháp xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa CSVC và TBDH gắn liền với kế hoạch, dự báo phát triển đội ngũ cán bộ, số lýợng sinh viên để kịp thời đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất trong tương lai. 70
3.2.5. Tham mưu tốt với chính quyền thành phố và cấp trên để được cấp kinh phí xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị phù hợp với nhu cầu đào tạo. 71
3.2.6. Giải pháp về xây dựng quy trình mua sắm, sửa chữa, bảo trì CSVC và TBDH 72
3.2.7. Giải pháp tãng cýờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cơ sở vật chất và TBDH 73
3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 74
3.3. Thăm dò các giải pháp 76
3.8.1. Về tính cần thiết 76
3.8.2. Về tính khả thi 77
Kết luận chương 3 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do về mặt lý luận
Giáo dục đại học hiện đại là một trong những thành tích vĩ đại nhất của nền văn minh nhân loại. Alexander Griboyedov, một nhà soạn kịch Nga thế kỷ 19 đã từng nói: “Con người càng được giáo dục nhiều thì mức độ hữu dụng của họ đối với đất nước của họ càng tăng”. Qua đó, chúng ta cũng có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục và đặc biệt là giáo dục đại học đối với sự phát triển của một đất nước.
Hiện nay, cộng đồng thế giới đang trải qua các chuyển đổi quan trọng trong chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự. Giáo dục cũng đang có nhiều thay đổi quan trọng. Như chúng ta đã biết, giáo dục đại học Việt Nam, giống như các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới, đã kinh qua nhiều thay đổi lớn, toàn diện và nhanh chóng. Các thay đổi đó bắt đầu từ cuộc cải tổ giáo dục đại học năm 1987 khi cơ chế thị trường được giới thiệu vào xã hội Việt Nam. Với sự mở rộng đào tạo của các trường đại học, tăng số lượng lớp học, số lượng sinh viên và các khóa học, qui mô đào tạo ở các trường đại học Việt Nam ngày càng mở rộng.
Muốn làm tốt việc cải tổ một nền giáo dục, nhiều người nghĩ đến sự đổi mới toàn diện. Đây là một việc làm vô cùng khó khăn, dài hạn và chưa phải ai cũng muốn. Để tránh làm một cuộc cách mạng không cần thiết, chúng ta chấp nhận sự thay đổi từng bước. Bước thứ nhất của quá trình thay đổi này là việc xác định những mặt còn yếu kém của giáo dục đại học.
Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua Bộ Giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục. Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, thì việc đầu tư cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) phục vụ cho công cuộc đổi mới cũng đồng thời tiến hành. Bởi vì, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục.
1.2. Lý do về mặt thực tiễn
Trong những năm gần đây, giáo dục đại học phát triển mạnh mẽ ở tất cả các địa phương trong cả nước.
Vào ngày 02 tháng 11 năm 2005 Chính phủ ban hành nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 có nội dung như sau:
“Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục đại học. Thực hiện hạch toán thu - chi đối với cơ sở giáo dục đại học công lập, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ cao trong thu - chi theo nguyên tắc lấy các nguồn thu bù đủ các khoản chi hợp lý, có tích lũy cần thiết để phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu”.
Ngày 25/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của các trường đại học và cao đẳng công lập toàn quốc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tại hội nghị, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em Trần Duy Tạo đã công bố kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị đào tạo (TBĐT) tại các trường Đại học và Cao đẳng công lập toàn quốc.


fKtEiWx3usjr49H
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status