Chất lượng nước, thành phần loài Vi tảo trong một số ao nuôi tôm ở Cửa Hội - huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An: Luận văn thạc sỹ sinh học - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Vi tảo và vai trò của chúng trong thực tiễn 3
1.1.1. Vai trò của vi tảo 3
1.1.2. Sử dụng vi tảo trong nuôi trồng thủy sản 5
1.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu vi tảo 7
1.2.1. Các hệ thống phân loại tảo: 7
1.2.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu vi tảo ở Việt Nam 9
1.3. Chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản 10
1.3.1. Các thông số đánh giá chất lượng nước 10
1.3.2. Chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 15
1.4. Mối quan hệ của các yếu tố trong môi trường nước tới quá trình sống của tảo 16
1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ở Cửa Hội - Nghi Lộc - Nghệ An 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 21
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phương pháp thu mẫu 22
2.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa 22
2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu tảo 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa ở các ao nuôi tôm 25
3.1.1. Một số chỉ tiêu thủy lý 25
3.1.2. Một số chỉ tiêu thủy hóa 27
3.1.3. Đánh giá sơ bộ về chất lượng nước trong các ao nuôi tôm Cửa Hội 37
3.2. Kết quả nghiên cứu về thành phần loài trong các ao nuôi tôm ở Cửa Hội 37
3.2.1. Đa dạng taxon của các ngành tảo trong các thủy vực nghiên cứu 37
3.2.2. Sự phân bố taxon trong các lớp 53
3.2.3. Sự phân bố taxon trong các bộ 54
3.2.4. Đa dạng các taxon bậc họ và chi 54
3.3. Sự biến động thành phần loài theo địa điểm nghiên cứu 57
3.4. Sự biến động thành phần loài qua các đợt thu mẫu 58
3.5. Sự biến động số lượng loài qua các đợt thu mẫu 59
3.6. Mối quan hệ giữa thành phần, số lượng tế bào vi tảo với các yếu tố sinh thái 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

Thực vật nổi là một trong những sinh vật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất năng lượng của hệ sinh thái nước nói chung và hệ sinh thái ao hồ nói riêng. Chúng là nguồn thức ăn tự nhiên, đồng thời bổ sung hàm lượng oxy hòa tan trong nước nhờ quá trình quang hợp. Trong thủy vực thực vật nổi phản ứng rất nhanh với nguồn dinh dưỡng bổ sung vào môi trường vì vậy đây được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ dinh dưỡng của ao nuôi. Số lượng và thành phần sinh vật nổi thay đổi tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, pH...). Khi chúng phát triển quá nhiều hay quá ít lại ảnh hưởng đến chất lượng nước của ao cũng như các đối tượng nuôi. Ngoài ra, một số loài thực vật nổi còn tiết sản phẩm trao đổi chất thứ cấp (độc tố, chất bám) gây hại đến đối tượng nuôi trồng.
Để nghề nuôi tôm phát triển và ổn định lâu dài, ngoài việc phải hoàn thiện quy trình nuôi thì phải chú ý đến các yếu tố môi trường trong ao nuôi trong đó có thực vật nổi, bởi sự phát triển của chúng sẽ quyết định đến năng suất nuôi tôm. Vì vậy cần tìm ra những thành phần, yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh khối của thực vật nổi từ đó đưa ra các biện pháp điều khiển sự phát triển của chúng trong ao.
Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về thực vật nổi và mối quan hệ giữa chúng với các yếu tố môi trường lí hóa học trong các ao nuôi tôm còn chưa nhiều nên chưa đánh giá được đúng mức về sự phát triển cũng như vai trò của thực vật nổi trong ao nuôi. Trong bối cảnh chung đó, khu nuôi tôm ở Cửa Hội chưa có công trình nào nghiên cứu về thực vật nổi ở địa bàn này.
Nhằm góp phần nghiên cứu sự đa dạng thực vật nổi cũng như đánh giá chất lượng nước trong các ao nuôi tôm ở Cửa Hội, chúng tui tiến hành đề tài: “Chất lượng nước, thành phần loài vi tảo trong một số ao nuôi tôm ở Cửa Hội - huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu của đề tài nhằm điều tra đánh giá chất lượng nước, xác định thành phần loài vi tảo trong một số ao nuôi tôm thuộc địa bàn Cửa Hội - huyện Nghi Lộc - Nghệ An và mối quan hệ giữa chúng làm cơ sở khoa học nhằm nâng cao chất lượng nguồn thức ăn trong ao nuôi.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa, và thành phần loài vi tảo trong một số ao nuôi tôm ở Cửa Hội - Nghi Lộc - Nghệ An.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tui tiến hành thu mẫu tại 3 ao:
Ao 1: Xã Hưng Hòa
Ao 2: Xã Nghi Thái
Ao 3: Xã Nghi Hải
Mỗi ao được thu tại 5 điểm theo phương pháp đường chéo.


w01F109GyW3BS1o
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status