Đề cương ôn tập môn tuyên truyền quảng bá du lịch việt nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Câu 1: Tuyên truyền là gì ? Quảng bá là thế nào? Tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam có những điểm gì giống nhau và khác nhau như thế nào số với một hoạt động Marketing cho một sản phẩm?
1/ Tuyên truyền: là bảo khắp mọi nơi; truyền là đem trao cho người này, người kia. Như vậy, tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo.
2/ Quảng bá: là rộng, mở rộng ; bá là làm lan ra khắp cho mọi người đều biết. Như vậy, quảng bá là làm lan rộng ra khắp tất cả mọi nơi cho ai ai cũng đều biết.
Từ đó, “Tuyền truyền quảng bá du lịch Việt Nam” là thực hiện công tác giới thiệu rộng rãi khắp tất cả mọi nơi để mọi người đều biết đến du lịch Việt Nam và quyết định thực hiện chuyến du lịch đến Việt Nam.
Nói khác đi, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam chính là marketing cho thương hiệu du lịch Việt Nam
3/ Điểm giống và khác nhau giữa tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam và Marketing cho một sản phẩm
Giống nhau:
- Nhằm làm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như: internet, báo , đài, TV, …
- Mang thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh nhất
- Mang sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng
- Đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
- Tăng độ nhận biết thương hiệu cho sản phẩm
Khác nhau:
Du lịch Việt Nam Sản Phẩm
Bản chất Hữu hình, có thễ kiểm tra sản phẩm qua các giác quan Vô hình, không thể kiểm tra qua các giác quan mà chỉ khi dùng mới biết được, nên việc thông tin, truyền miệng giữa các khách du lịch với nhau, lời khuyên của các chuyên gia du lịch rất quan trọng trong việc tiếp thị...
cách sản xuất Sản xuất và tiêu dung có thễ ở những địa điễm khác nhau, sản xuất hàng loạt không thể kiểm tra qua các giác quan mà chỉ khi dùng mới biết được, nên việc thông tin, truyền miệng giữa các khách du lịch với nhau, lời khuyên của các chuyên gia du lịch rất quan trọng trong việc tiếp thị...
Kênh phân phối Có thễ vận chuyển đến các nơi ngành du lịch không có hệ thống phân phối vật chất như các ngành sản xuất vật chất khác, nên không có thể vận chuyển hàng hoá du lịch đến các nơi. nên ngành du lịch phải có rất nhiều trung gian, môi giới trong lữ hành và khách sạn: tức là phải có các đại lý, các văn phòng đại diện, các tổ chức điều hành du lịch.
Xác định giá thành Sản phẩm hàng hoá được ước tính chính xác về các chi phí. Nhưng dịch vụ du lịch vừa có tính không đồng nhất, vừa vô hình. Cùng một khách sạn, cùng một loại phòng ngủ nhưng đối tượng khách du lịch yêu cầu dịch vụ lại khác nhau






Điểm khác biệt

-Tuyên tuyên quảng bá du lịch
Bằng các hoạt động văn hóa lễ hội, các chương trình hợp tác thúc đẩy quan hệ giữa các nước, sự kiện thể thao …. Chỉ nhằm tới mục tiêu là làm sao càng nhiều ngưới biết đến Việt Nam với những đặc trưng về văn hóa, thiên nhiên cũng như con người.
Đây được xem là nhiệm vụ chung của toàn ngành cũng như của nhà nước
Nhà nước chi trả tất cả các khoản chi phi cho việc thực hiện các chương trình quảng cáo.
Không nhằm mục đích thương mại

-Hoạt động marketing cho sản phẩm
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng dể đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh để thấy được điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm qua đó phát huy thế mạnh và sửa chữa điểm yếu của sản phẩm.
Định vị vị trí hiện tại của doanh nghiệp qua đó có một chiến lược giá cho phù hợp với thị trường
Doanh nghiệp quyết định các khảo chi phí cho các hoạt động marketing cho sản phẩm của mình
Nhằm mục đích thương mại.

Câu 2: Ngành DLVN chưa quan tâm đến tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại thị trường nội địa. Anh chị suy nghĩ gì cho nhận định này?
-Theo em, nhận định này không hoàn toàn đúng.
-Trong tình hình khó khăn của năm 2008, chuyện quảng bá, tiếp thị cho du lịch Việt Nam được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cũng giống như những gì đã diễn ra từ trước đến nay, mảng này vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Giữa năm 2008, khi khách quốc tế bắt đầu có dấu hiệu giảm, Tổng cục Du lịch đã họp để tìm giải pháp thu hút khách. Với những giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, kích cầu du lịch nội địa, thu hút khách ở những thị trường gần, tổng cục đã thực hiện đợt tiếp thị, quảng bá lớn trong những tháng cuối năm, đặc biệt nhắm đến các phương tiện truyền thông quốc tế. Kinh phí cho những hoạt động này lên đến 30 tỉ đồng, khoản kinh phí lớn nhất từ trước đến nay cho quảng bá, tiếp thị. Tuy nhiên, chỉ còn vài tuần nữa là hết năm 2008 nhưng tổng cục vẫn chưa thực hiện được do vấn đề kinh phí. Nhiều chuyên gia đã cho rằng bên cạnh vấn đề thiếu năng động, vấn đề kinh phí khiến việt Nam khó thực hiện được những chiến lược quảng bá rầm rộ như những nước lận cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động này vẫn được đánh giá là rời rạc và ít tạo dấu ấn.
Mỗi năm, tổng cục chỉ có khoản kinh phí cố định trên 20 tỉ đồng để thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị. Hiếm hoi và tốn nhiều thời gian lắm mới có thể xin thêm kinh phí để thực hiện những chương trình mới khác. Với kinh phí ít và không ổn định thì dù có giỏi xoay xở đến đâu ngành cũng khó có thể chủ động thực hiện được những chiến lược tiếp thị xuyên suốt và có bài bản. Các chuyên gia khẳng định cần một kinh phí dồi dào và ổn định hơn. Với tình hình mỗi năm lại xin thêm kinh phí và chờ được duyệt thì không thể làm được chương trình dài hơi và có hiệu quả. Trong thời buổi này, cụm tù “nhà nước và doanh nghiệp cùng làm” vẫn thường được nhắc đến và thực tế ngành du lịch vẫn đang thực hiện sự hợp tác này. Tuy nhiên, quảng bá, xúc tiến du lịch là vấn đề lớn của quốc gia vì thế, Chính phủ cần có sự đầu tư tương xứng.
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam vừa bước qua giai đoạn hết sức khó khăn của nửa cuối năm 2008 và năm 2009, vấn đề đặt ra là làm thế nào quảng bá, đẩy mạnh xúc tiến du lịch để phục hồi và tăng trưởng khách du lịch quốc tế đồng thời thúc đẩy du lịch nội địa vượt khó khăn. Một loạt các biện pháp đã được đề xuất nhằm triển khai các hoạt động xúc tiến ở ngoài nước và trong nước.
Cùng với việc khai thai và nâng cao các cơ sở hạ tầng dịch vụ của du lịch nội địa, nhà nước còn tập trung khai thác các lễ hội văn hóa đặc sắc. Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 nhằm khẳng định thế mạnh của du lịch Việt Nam. Tập trung nhiều các di sản thế giới, di tích quốc gia, lễ hội đặc sắc, các sản phẩm du lịch về biển chính là yếu tố có giá trị đặc biệt để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nguồn khách du lịch đến miền Trung và Việt Nam. Theo đó, các sự kiện sẽ tập trung cao điểm vào các tháng 1, 2, 4 với Lễ hội đầu Xuân và Festival Huế 2012, tháng 6-7 với mùa du lịch hè và những tháng cuối năm sẽ kết thúc Năm Du lịch quốc gia trên địa bàn chính là tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội…


CGrt1877UUf23rc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status