Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp hoá học - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta nằm trong ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng trong đó các loại cây lương thực chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là nguồn nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp sản xuất tinh bột.
Tinh bột là một trong những nguyên liệu quan trọng cho nhiều nghành công nghiệp như công nghiệp giấy, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp keo dán vì những tính chất đặc trưng của nó như tạo hình, tạo dáng, tạo khung, tạo độ dẻo, độ dai, độ đàn hồi, độ xốp có khả năng tạo gel, tạo màng cho nhiều sản phẩm. Tuy nhiên tinh bột tự nhiên vẫn còn hạn chế nhiều tính chất, chưa đáp ứng được những yêu cầu khác nhau trong công nghiệp. Vì vậy cần cải biến tinh bột, tức là làm thay đổi cấu trúc, tính chất của tinh bột bằng các tác nhân vật lí, hoá học hay enzim để tạo ra các dẫn xuất tinh bột với các phân tử bị cắt ngắn đi, nối dài ra và sắp xếp lại, hay các dẫn xuất tinh của tinh bột với các nhóm chức rượu bậc nhất trong phân tử, bị oxi hoá đến nhóm cacboxyl hay những dẫn xuất tinh bột với phân tử được gắn nhóm chức hoá học khác nhau… Khi đã có cấu trúc hoá học thay đổi thì tinh bột dẫn xuất cũng sẽ thu được những tính chất mới khác tinh bột ban đầu. Nhờ vậy nâng cao được lãnh vực ứng dụng và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế. Hiện nay, các sản phẩm tinh bột biến tính nghiên cứu ở nước ta rất đa dạng và được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm và các nghành công nghiệp khác. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ dừng ở mức phòng thí nghiệm. Các sản phẩm tinh bột biến tính được sản xuất với qui mô công nghiệp trong nước hầu như chưa có. Tinh bột biến tính sử dụng trong công nghiệp hiện tại phải nhập ngoại với giá thành rất cao. Chính vì vậy, chúng tui chọn đề tài ‘Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp hoá học’.
Nước ta có nguồn nguyên liệu tinh bột rất đa dạng và phong phú. Miền Trung với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thất thường, đất đai kém màu mỡ nhưng vẫn có được những nguồn nguyên liệu tinh bột quan trọng, với năng suất và chất lượng cao như khoai, sắn, sắn dây, huỳnh tinh… Sắn là một loại cây lương thực có sản luợng cao nhất hiện nay (Việt Nam hiện đang sản xuất hàng năm hơn hai triệu tấn sắn củ tuơi, đứng hàng thứ 11 trên thế giới về sản lượng sắn nhưng lại là nước xuất khẩu tinh bột đứng hàng thứ 3 sau Thái Lan và Indonexia). Trong những năm qua, các sản phẩm từ sắn như sắn lát, sắn viên, tinh bột sắn… đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng trong nước và đã bắt đầu xuất khẩu, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nghành lương thực thực phẩm nói riêng cũng như sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. Tinh bột sắn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, công nghiệp chất kết dính, dược phẩm, công nghiệp thực phẩm . Đó là lí do chúng tui dùng tinh bột sắn làm nguyên liệu cho quá trình thực nghiệm.
Nhiệm vụ của đề tài giải quyết các vấn đề sau:
• Nghiên cứu phương pháp biến tính tinh bột bằng cách oxi hoá, bằng dung dịch axit, bằng dung dịch kiềm.
• Nghiên cứu sự thay đổi của tinh bột sau khi biến tính.

uL4b5cdw611uxFQ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status