Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở tỉnh Đồng Nai - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, nhân loại đã bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của cách mạng khoa học và công nghệ (KH & CN) hiện đại. Đến nay, KH & CN đã trở thành động lực phát triển hàng đầu và đóng góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia. KH & CN tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi mặt đời sống của con người, sản xuất, xã hội, chính trị, văn hoá, khả năng an ninh quốc gia và quan hệ quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Nhiều nước coi phát triển KH & CN là "đầu tư cho tương lai". Nhận rõ vai trò to lớn của KH & CN, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đưa ra những định hướng và biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển KH & CN trong cả nước. Nhờ đó, hoạt động KH & CN trong cả nước có bước chuyển biến đáng kể, trình độ công nghệ của nền kinh tế được nâng cao.
Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mới cũng như so với các nước trong khu vực thì trình độ KH & CN của nước ta còn thấp. Đến nay, Việt Nam vẫn là nước có thu nhập thấp, KH & CN kém phát triển, thuộc nhóm 80 nước tụt hậu về KH & CN với chỉ số năng lực KH & CN xếp thứ 94/ 150 nước.
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), Đồng Nai có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển KT-XH. Tỉnh đã tích cực và chủ động trong việc phát triển KH & CN như thu hút công nghệ tiên tiến thông qua đầu tư nước ngoài, hình thành các KCN để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, thực hiện chính sách đào tạo nhân lực... Những nỗ lực đó đã mang lại những kết quả không nhỏ trong phát triển KH & CN trên địa bàn, đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội, môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2004 trên 12% năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2004 khoảng 700 USD - gấp hơn 1,5 lần so với mức trung bình cả nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động KH & CN và quản lý KH & CN còn nhiều bất cập. Hiện còn nhiều hạn chế, trở ngại trong quy hoạch, chính sách, bộ máy, cán bộ KH & CN và việc quản lý điều hành trên thực tế. Trình độ KH & CN trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong điều kiện mới. Mức độ nội địa hóa công nghệ nước ngoài chưa cao.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc phát triển KT-XH nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nói riêng đang đặt ra yêu cầu lớn và bức xúc về tiếp tục đẩy mạnh KH & CN. Điều đó đòi hỏi tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện quản lý nhà nước (QLNN) về KH & CN trên địa bàn. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện QLNN để thúc đẩy phát triển KH & CN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là vấn đề thiết thực và cấp bách, vừa có tính cơ bản, lâu dài cả về lý luận và thực tiễn đối với địa phương. Đó cũng là lý do chủ yếu của việc lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở tỉnh Đồng Nai".
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Do KH & CN có vai trò quan trọng và phát triển rộng khắp trên thế giới nên việc nghiên cứu nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực này đã được chú trọng từ lâu ở nhiều nước.
Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về KH & CN và phát triển KH & CN của các nhà khoa học, các tổ chức. Chẳng hạn, công trình "Nguyên lý phát triển dựa trên công nghệ" của Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương (APCTT) với 6 cuốn sách, trong đó làm rõ những vấn đề chung về công nghệ và đánh giá công nghệ. Một số tác giả khác đi sâu vào hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ như Morries Low (2000), B. Bowonder (1989), Ramanathan (1990), hay nghiên cứu một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Điều đáng chú ý là phần lớn các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu KHCN và các biện pháp phát triển KH & CN. Còn QLNN về KH & CN chỉ được xem xét dưới từng khái cạnh, từng vấn đề như chiến lược, chính sách mà chưa được nghiên cứu dưới giác độ tổng thể, toàn diện.
Ở Việt Nam, quản lý KH & CN đã được nghiên cứu nhiều ở dạng phương pháp luận chung nhất để dạy ở các trường đại học, các học viện hay được nghiên cứu ở tầm quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thực hiện dưới dạng đề tài cấp Nhà nước, một vài tỉnh miền Bắc cũng có đề tài về KH & CN.
Ở Đồng Nai, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đã tổ chức tổng kết hoạt động KH & CN và môi trường giai đoạn 1996-2000. Năm 2003, Tỉnh đã ban hành quy hoạch phát triển KH & CN và bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề QLNN về KH & CN trên địa bàn Tỉnh. Vì vậy, những mặt hạn chế của QLNN cũng như việc đề xuất các giải pháp để tăng cường QLNN về KH & CN trên địa bàn Tỉnh trong tình hình hiện nay- đổi mới để hội nhập kinh tế quốc tế chưa được làm rõ.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung và phân tích thực trạng QLNN về KH & CN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học, phù hợp, khả thi tiếp tục đổi mới QLNN về KH & CN ở địa phương nhằm góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH, góp phần phát triển KT-XH của Tỉnh.
Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn:
- Làm rõ cơ sở lý luận về KH & CN và QLNN về KH & CN đối với phát triển KH & CN trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động KH & CN và QLNN về KH & CN ở tỉnh Đồng Nai, rút ra những thành tựu, hạn chế để từ đó làm rõ hơn các vấn đề cần giải quyết.
- Kiến nghị, đề xuất các giải pháp khả thi để đổi mới QLNN về KH & CN, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển KH & CN trên địa bàn Tỉnh.


oXEp5iX1kT36olA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status