Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam . Quản lý kinh tế - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc
tại Việt Nam
Tác giả: LÊ QUANG TUẤN
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. LƢU QUỐC ĐẠT
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Đánh giá đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại
Việt Nam cũng nhƣ tình hình quản lý đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc. Trên cơ sở
đó khuyến nghị một số giải pháp và đề xuất một số chính sách nhằm góp phần quản
lý hiệu quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam.
Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài có cơ sở quản lý một cách hiệu quả đầu tƣ trực tiếp của Trung
Quốc tại Việt Nam.
Luận văn đã phân tích và nhận định: Quá trình thu hút, quản lý và sử dụng đầu
tƣ trực tiếp của Trung Quốc trong thời gian qua đã thu đƣợc những kết quả đáng kể.
Điều đó khẳng định chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và
Nhà nƣớc là phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình quản
lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói chung và đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc nói
riêng còn gặp không ít những khó khăn, hạn chế. Từ thực tiễn đó, luận văn đã có
những đóng góp chính sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ lý luận chung về chính sách quản lý đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài
- Làm rõ các điểm mạnh, mặt đƣợc và chƣa đƣợc của công tác quản lý đầu tƣ
trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam
- Xây dựng các quan điểm, phƣơng hƣớng và khuyến nghị một số chính sách
chủ yếu.
- Đề xuất các giải pháp để góp phần đẩy mạnh và quản lý có hiệu quả đầu tƣ
trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc ban hành lần đầu tiên vào tháng 12
năm 1987, trải qua hơn 25 năm, khu vực ĐTNN đóng vai trò tích cực trong quá
trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong
tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tăng năng lực sản xuất, đối mới công nghệ, khai thông thị trƣờng quốc tế, gia tăng
kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà
nƣớc, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và tạo thêm việc làm.
Hiện nay, khu vực ĐTNN nƣớc luôn dẫn đầu về tốc độ tăng trƣởng công
nghiệp và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của đất nƣớc. Chỉ tính riêng năm
2013 các doanh nghiệp FDI chiếm tới 45,4% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng số nộp
ngân sách nhà nƣớc của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Hiện nay, 58,4% vốn
ĐTNN tập trung vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng với trình độ công nghệ cao
hơn mặt bằng chung của cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng công nghiệp - xây dựng của
khu vực ĐTNN đạt bình quân gần 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trƣởng toàn
ngành. Đến nay, khu vực ĐTNN đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp,
góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế nhƣ viễn
thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng...Tuy
nhiên, Việt Nam vẫn chƣa ra khỏi nấc thang khá thấp của chuỗi giá trị toàn cầu, tỷ
lệ nội địa hóa trong một số ngành đặc biệt là công nghiệp còn thấp, theo các báo cáo
của năm 2013 thì tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cao do doanh nghiệp trong nƣớc
chỉ cung cấp đƣợc khoảng 26,6% tổng giá trị1.
Mặc dù có tới 101 quốc gia và vùng lãnh thổ nƣớc ngoài đầu tƣ trực tiếp tại
Việt Nam nhƣng chỉ riêng các nhà đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài
Loan đã chiếm 59% số dự án và 54% vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam2.
Ngoài ra, việc các nhà đầu tƣ phần lớn chỉ đến từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ
cũng có những hạn chế nhất định trong phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp
phần đƣa Việt Nam từng bƣớc tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, gián tiếp tạo
việc làm cũng nhƣ đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tƣ.
Tinh hình quốc tế và trong nƣớc đã thay đổi nhanh chóng, trong khi kinh tế
Hoa Kỳ và các nƣớc châu Âu vẫn chƣa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công, nhà
đầu tƣ của các nƣớc châu Á phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…tại
Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi nền kinh tế của thị trƣờng xuất khẩu chính
là Hoa Kỳ, EU đang còn nhiều thách thức. Do vậy, yêu cầu bức thiết là phải đa
dạng hóa các đối tác hợp tác đầu tƣ, đánh giá toàn diện về một số đối tác có tiềm
năng nhƣng chƣa phát triển tại khu vực ĐTNN, xác định rõ những thành công cũng
nhƣ tồn tại trong công tác quản lý nhằm rút ra những luận cứ cho việc điều chỉnh và
tạo cơ chế, chính sách để phát triển quan hệ đầu tƣ với các đối tác này cho giai đoạn
phát triển mới.
Tại báo cáo đầu tƣ thế giới năm 2013 của UNTACD, Trung Quốc vẫn củng cố
vị trí là một trong các nƣớc dẫn đầu về đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Trong 2 năm gần đây,
dòng vốn FDI đầu tƣ ra đã vƣợt dòng vốn FDI vào trong nƣớc. Năm 2013, đầu tƣ ra
của Trung Quốc tăng 15%, đạt 101 tỷ USD, đứng thứ 3 trên thế giới. Tại Việt Nam,
Trung Quốc là một trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ lớn nhất, mặc dù là
nền kinh tế có quy mô lớn thứ 2 thế giới, tốc độ phát triển công nghiệp cao, có
nhiều tƣơng đồng về chính trị, xã hội và thuận lợi về vị trí địa lý, nhƣng đầu tƣ trực
tiếp của Trung Quốc rất khiêm tốn tại Việt Nam với 1092 dự án với 7,9 tỷ USD vốn
đăng ký3, quy mô các dự án đầu tƣ trung bình cho mỗi dự án đầu tƣ của Trung Quốc
chỉ hơn 6 triệu USD/dự án – đây là mức thấp so với trung bình (15 triệu USD) của
các nhà đầu tƣ khác tại Việt Nam. Các dự án của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào
các ngành công nghiệp và xây dựng nhƣ khai khoáng, lắp ráp, gia công, giày da, dệt
may…Số dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở hay vào lĩnh vực công nghệ cao rất
ít. Trang thiết bị, dây truyền máy móc trong doanh nghiệp FDI Trung Quốc còn đơn

feIx0K2I92oWe97
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status