Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, 6
THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ ..........................................6
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC............................................................6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................6
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu đã thực hiện..........................................6
1.1.2. Nhận xét, đánh giá các nghiên cứu......................................................9
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN....................10
1.2.1. Nguồn vốn NSNN ..............................................................................10
1.2.2. Đầu tư XDCB và quản lý ĐT XDCB từ nguồn vốn NSNN..................14
1.2.3. Nội dung, quy trình quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN .........18
1.2.4. Những nhân tố căn bản ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý đầu tư XDCB
từ nguồn vốn NSNN tại địa bàn huyện.........................................................27
1.2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý đầu tư dựng cơ bản từ
nguồn vốn NSNN.........................................................................................29
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh, huyện trong nước về hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản ....................................................................................................31
1.3.1. Quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ở Đã Nẵng .....................31
1.3.2. Quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ở Bình Dương. ...............33
1.3.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN của các địa phương trên ............................................................34
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...........................36
2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.........................................................36

2.1.1. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................36
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................36
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu..............................................38
2.2.1. Địa điểm: Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh..........................................38
2.2.2. Thời gian: Từ 2011 đến 2013.............................................................38
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ
DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ...39
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà39
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.......................................................39
3.1.2. Hạ tầng kỹ thuật................................................................................41
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................43
3.2. Nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Thạch Hà. ..........................49
3.2.1. Tổng hợp và cơ cấu nguồn vốn nhận được: .......................................49
3.2.2. Tình hình và cơ cấu chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN:51
3.3. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà...........................................................55
3.3.1. Công tác lập kế hoạch và chuẩn bị đầu tư .........................................55
3.3.2. Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu và tổ chức triển khai thực hiện
đầu tư .........................................................................................................56
3.3.3. Công tác ứng vốn, cấp phát và thanh quyết toán vốn đầu tư..............58
3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra..............................................................60
3.4. Các thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà nước về công tác
quản lý xây dựng cơ bản ở huyện Thạch Hà. ....................................................61
3.4.1. Những thành công và nguyên nhân: ..................................................61
3.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân..............................................65
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ ........................................................71
4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030. .............................................................................71
4.1.1. Tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030...........71
4.1.2. Mục tiêu đến năm 2020 .....................................................................71
4.2. Phương hướng phát triển các kết cấu hạ tầng trọng điểm..........................73
4.2.1. Hệ thống giao thông..........................................................................73
4.2.2. Hệ thống thủy lợi...............................................................................74
4.2.3. Hệ thống cấp điện .............................................................................74
4.2.4. Hệ thống cấp nước, thoát nước .........................................................75
4.2.5. Mạng lưới bưu chính, viễn thông và thông tin liên lạc.......................75
4.2.6. Hạ tầng cụm công nghiệp và du lịch..................................................76
4.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà. ...................................76
4.3.1. Cải tiến và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về quản lý
đầu tư XDCB ..............................................................................................76
4.3.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch và công khai tài chính đầu
tư XDCB từ nguồn vốn NSNN .....................................................................79
4.3.3. Cải tiến công tác lập dự toán, thanh quyết toán và kiểm soát vốn đầu tư..82
4.3.4. Nâng cao hoạt động tổ chức bộ máy và năng lực phẩm chất đội ngũ
cán bộ quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản.........................................83
4.3.5. Đổi mới công tác tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư, quản
lý chất lượng các công trình........................................................................84
4.3.6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây
dựng cơ bản:...............................................................................................91
4.3.7. Các giải pháp khác............................................................................93
KẾT LUẬN...........................................................................................................94
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................96

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo
ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ
bản để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến
động nhất là trong môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn
chưa hoàn chỉnh và luôn thay đổi như nước ta hiện nay. Hiện nay, đầu tư xây
dựng cơ bản được quan tâm đầu tiên trong công cuộc đầu tư, vốn đầu tư xây
dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối
với sự phát triển, những năm gần đây vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng
một tăng lên, quy mô đầu tư cho từng dự án cũng như số lượng dự án khá lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì chất lượng quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đang còn nhiều tồn tại.
Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản còn đầu tư dàn trải, kéo dài gây lãng phí
nguồn vốn, thất thoát ngân sách nhà nước. Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản
vẫn còn những tồn tại và yếu kém trong tất cả các khâu thực hiện và quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản.
Trước những tình trạng đó Chính phủ đã ban hành những giải pháp chủ
yếu tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn TPCP tại
Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính Phủ và các văn
bản tăng cường công, chấn chỉnh công tác tác quản lý đầu tư XDCB khác,…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Các
cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, địa phương chưa phát huy được việc sử
dụng ngân sách đầu tư phát triển và quản lý đầu tư để nâng cao hiệu quả đầu tư công, kích thích đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngoài nhà nước để phát
triển kinh tế xã hội đất nước. Để kịp thời khắc phục các hạn chế trong quản lý
đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách, tạo ra các
đòn bẩy kinh tế, thu hút nhiều nguồn vốn khác cho phát triển kinh tế xã hội thì
Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng cần có những định hướng và
giải pháp trong quản lý nhà nước.
Trong những năm qua, trên địa bàn Hà Tĩnh đã huy động được nhiều
nguồn vốn đầu tư đạt ở mức cao và tăng nhanh, từ vốn ngân sách tập trung,
vốn TPCP, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA, NGO, vốn từ khu vực
dân cư, vốn doanh nghiệp trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Từ năm 2005 đến 2012 tổng số vốn đầu tư toàn tỉnh đạt 82.931 tỷ đồng, mỗi
năm tăng khoảng 40%; trong đó vốn NSNN đạt 25.751 tỷ đồng, mỗi năm tăng
36.8%; vốn khu vực dân cư và doanh nghiệp đạt 57.180 tỷ đồng, mỗi năm
tăng 60%.
Huyện Thạch Hà là một trong 12 huyện, thị, thành phố của tỉnh Hà Tĩnh
và cũng không nằm ngoài các yếu tố đã nêu như trên, là một huyện có những
tiềm năng phát triển chưa được khai thác và sử dụng. Hiện nay đang triển khai
nhiều dự án, công trình trọng điểm mang tầm cỡ Quốc gia như dự án khai thác
mỏ sắt Thạch Khê được xem là mỏ sắt lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á
với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn; các dự án lớn của tỉnh như: Nâng cấp, mở
rộng Quốc lộ 1A; dự án đường Thạch Khê - Vũng Áng; đường TP Hà Tĩnh -
Hương Khê, Đường tránh TP Hà Tĩnh; Các dự án lớn của huyện như: Tỉnh lộ
21, Hồ chứa nước Khe Giao, Đê Hữu Phủ, Bệnh Viện huyện, Trung tâm dạy
nghề, Đề án phát triển kinh tế - xã hội các xã ảnh hưởng dự án khai thác mỏ sắt
Thạch Khê,... Do đó công tác xây dựng cơ bản được coi là một nhiệm vụ quan
trọng và cần thiết trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng cơ bản
vẫn còn những tồn tại, hạn chế ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư.


a98oCRTItQP62H8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status