Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển lĩnh vực y tế luôn là ƣu tiên hàng đầu của mỗi một quốc gia.
Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng cuộc sống và là động lực tham gia vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Dịch vụ y tế là một hàng hóa
không những liên quan đến sức khỏe đời sống của con ngƣời, nguồn lực của
cả quốc gia mà còn liên quan đến sự phát triển lâu dài và bền vững của quốc
gia đó. Đối với Việt Nam, lĩnh vực y tế đƣợc nhà nƣớc và cả xã hội đặc biệt
quan tâm.
Ngày nay, với sự phát triển về lĩnh vực y học trên thế giới, đầu tƣ của
nhà nƣớc, mạng lƣới y tế của các địa phƣơng đã từng bƣớc đƣợc củng cố, cơ
sở vật chất ngày càng đƣợc cải thiện, nhiều loại hình dịch vụ y tế phát triển
ngày càng đa dạng. Hoạt động của các cơ sở y tế đang dần chuyển sang cung
cấp dịch vụ y tế với nhiều mô hình và hình thức tổ chức nhƣ những doanh
nghiệp dịch vụ thực sự.
Trƣớc những biến chuyển nhanh nhƣ vậy, vấn đề phát triển dịch vụ y tế
nhƣ thế nào để hoạt động này đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, mang lại hiệu quả
về kinh tế xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng
lớn của ngƣời dân đang đặt ra cho những nhà quản lý nhà nƣớc về kinh tế
nhiều vấn đề cần giải quyết.
Chiến lƣợc phát triển y tế của Việt Nam đã chỉ rõ: Tập trung phát triển
mạnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế. Nhà
nƣớc tiếp tục tăng đầu tƣ đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh
hệ thống y tế công lập và ngoài công lập. Khuyến khích các nhà đầu tƣ thuộc
các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lƣợng
cao. Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế
công lập theo hƣớng tự chủ, công khai, minh bạch.
Trong quá trình phát triển trong lĩnh vực y tế, xuất hiện mẫu thuẫn
giữa lợi ích đầu tƣ và lợi ích cho xã hội nên còn nhiều biến tƣớng tiêu cực dẫn
đến nhiều vấn đề nổi cộm cho xã hội liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế.
Nhiều tiêu cực trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đang gây tác hại lớn
đến dƣ luận xã hội trong đó công tác quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở cung
cấp dịch vụ y tế, đổi mới cơ chế quản lý y tế còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Những năm qua, nhiều công cụ và phƣơng pháp của các nhà quản lý
kinh tế về y tế đã đƣợc đƣa ra và đƣợc thể chế hóa vào các văn bản pháp luật,
trong hoạt động chỉ đạo của các cấp quản lý trong hệ thống Nhà nƣớc. Tuy
nhiên, tại Nghệ An, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn khá nhiều hạn
chế, vƣớng mắc dẫn đến việc phát triển dịch vụ y tế chƣa đáp ứng đƣợc nhu
cầu của xã hội và mục tiêu đã đề ra.
Nghệ An có diện tích 1.649.025 ha, là tỉnh lớn nhất cả nƣớc. Nghệ An
hiện có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Địa phƣơng này có địa hình phức
tạp, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết rất khắc nghiệt,
dịch bệnh thƣờng diễn ra nhiều, quanh năm. Không những thế, Nghệ An là
địa phƣơng đông dân đứng thứ 4 trong cả nƣớc, hiện dân số hơn 3 triệu ngƣời,
nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,0 %,
nhu cầu đƣợc sử dụng dịch vụ y tế rất lớn. Chính vì vậy, đây là một thị trƣờng
đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ y tế.
Nghệ An có số lƣợng các tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh rất đa dạng. Tính đến năm 2014, Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 38 bệnh
viện, có 4 bệnh viện Bộ, ngành đóng trên địa bàn, tổng số giƣờng bệnh đạt
7.081 giƣờng, 480 trạm y tế xã/phƣờng/thị trấn. Hiện nay có 9 bệnh viện tƣ

nhân hoạt động trên địa bàn, con số này hiện chỉ ít hơn so với thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, quy mô phát triển của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế mặc
dù phát triển mạnh về chiều rộng chƣa thực sự chú trọng phát triển theo chiều
sâu, mạng lƣới các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) đƣợc phân bố chƣa thực sự
phù hợp với địa hình và vị trí địa lý, tự nhiên, theo quy hoạch vùng dẫn đến
ảnh hƣởng tới sự phát triển thị trƣờng dịch vụ y tế. Ngoài ra, chất lƣợng dịch
vụ y tế vẫn chƣa làm thỏa mãn đƣợc nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân địa
phƣơng. Nhiều trang thiết bị hiện đại đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa phát huy đƣợc
công suất sử dụng, giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế nhiều lúc đang gây
bức xúc cho ngƣời bệnh, quy trình tổ chức KCB chƣa hoàn toàn đáp ứng
đƣợc nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất đến với ngƣời dân địa phƣơng.
Chính vì vậy, phát triển dịch vụ y tế, quản lý nhà nƣớc để phát triển
dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn có nhiều vấn đề cần nghiên
cứu, xem xét, điều chỉnh, hoàn thiện.
Dựa trên những thực tế nhƣ trên, tui chọn đề tài: "Phát triển dịch vụ y
tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An" làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý kinh tế
của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là thông qua việc phân tích, đánh giá thực
trạng cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
a. Tại sao cần phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An ?
b. Thực trạng cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay
nhƣ thế nào ?
c. Để phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần có điều
kiện gì ?
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận về dịch vụ y tế, phát triển dịch vụ y tế và
sự cần thiết phải phát triển dịch vụ y tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, qua đó tìm ra đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm trong quản lý y tế
về phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ y tế ở Nghệ An theo
mục tiêu đã đề ra, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân và của xã hội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các dịch vụ y tế cung cấp cho ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An có
nhiều lĩnh vực: cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y học dự phòng -
nâng cao sức khỏe; phục hồi chức năng, y dƣợc học cổ truyền, sản xuất và
phân phối thuốc, vật tƣ tiêu hao (VTTH) ...
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài không đề cập đến phát
triển dịch vụ y tế đối với các lĩnh vực thuộc mạng lƣới sản xuất, kiểm nghiệm,
phân phối thuốc, VTTH đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Không gian: Nghiên cứu kết quả phát triển dịch vụ y tế thông qua kết
quả cung cấp dịch vụ y tế về khám bệnh, chữa bệnh, y học dự phòng của hệ
thống y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An. (Không nghiên cứu kết quả của các
bệnh viện trực thuộc bộ, ngành đóng trên địa phƣơng do không thuộc chức
năng quản lý nhà nƣớc của Sở Y tế Nghệ An).
Thời gian: Giớ i han ̣ pham ̣ vi thờ i gian nghiên cƣ́ u trong luận văn là từ
năm 2010 đến nay, có tham khảo số liệu của những năm trƣớc đó và các số
liệu của tỉnh bạn trong và ngoài nƣớc. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có
ý nghĩa đối với những nhà hoạch định chiến lƣợc phát triển y tế, quản lý y tế
của ngành y tế Nghệ An trong thời gian 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Lý do đề tài lựa chọn thời gian nghiên cứu từ 2010 đến nay:
Đây là thời gian lĩnh vực y tế Nghệ An ảnh hƣởng nhiều từ các định
hƣớng và chính sách về phát triển y tế, có thể coi đây là thời gian "nóng" nhất
trong các giai đoạn hình thành và phát triển ở nhiều góc độ, đối với cả hệ
thống các cơ sở công lập và các ngoài công lập. Nhiều cơ sở ngoài công lập
đang đi vào phát triển ổn định, nhiều dịch vụ kỹ thuật cao đang đƣợc triển
khai ở các cơ sở đầu ngành của tỉnh.
Thời gian này cũng chính là cột mốc quan trọng đầu tiên tỉnh Nghệ An
đang thực hiện quy hoạch phát triển mạng lƣới khám bệnh, chữa bệnh giai
đoạn 2011-2020, những năm đầu tiên thực hiện quyết định số 2579/QĐ-
UBND.VX của UBND tỉnh Nghệ An ngày 24/6/2013 về việc phê duyệt đề án
"Nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013 đến 2020".
Ngoài ra đây là thời gian tổng kết thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU
ngày 16/11/2006 của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy về "Nâng cao chất lƣợng khám
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đến 2010 và những năm tiếp theo",
bắt đầu thực hiện Quyết định số 3232/QĐ-UBND.VX của UBND tỉnh Nghệ
An ngày 11 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành kế hoạch thực hiện nghị
quyết số 10-NQ/TU ngày 4/4/2014 của ban thƣờng vụ tỉnh ủy về "Đẩy mạnh
phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2020".
Cuối cùng, đây cũng là giai đoạn quan trọng đánh giá sơ bộ kết quả
thực hiện quyết định 97/2007/UBND-CNXD ngày 29/8/2007 của UBND tỉnh


T81Cza64O6M2uu2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status