Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Nghệ An - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chỉ số Năng lực cạnh tranh (NLCT) cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt
Nam (PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh
Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Chỉ số
Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh PCI được xây dựng với mục tiêu giúp lý giải nguyên
nhân tại sao một số tỉnh, thành ở nước ta lại tốt hơn các tỉnh, thành khác về sự phát
triển năng động của khu vực kinh tế dân doanh, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Bằng cách thực hiện điều tra mới đối với doanh nghiệp dân doanh để tìm hiểu về sự
đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địa phương, kết hợp dữ
liệu điều tra với các số liệu so sánh thu thập được từ các nguồn chính thức về điều kiện
ở địa phương.
Nghệ An là một tỉnh đất rộng, người đông, điều kiện thiên nhiên kém thuận lợi
nên gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Trong những năm qua, tỉnh luôn chú
trọng đến cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện tính hiệu quả trong hoạt động của bộ
máy hành chính các cấp nhằm phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, góp phần tăng
trưởng kinh tế. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song môi trường đầu tư,
kinh doanh của tỉnh vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.
Kết quả chỉ số PCI của Nghệ An trong những năm qua liên tục ở mức trung bình của cả
nước đã phần nào phản ánh được thực trạng môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.
Đứng trước yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hiện nay đã đặt ra
vấn đề cấp thiết nghiên cứu sâu hơn về thực trạng chỉ số NLCT của tỉnh Nghệ An, chỉ
rõ những mặt còn hạn chế để có giải pháp nhằm nâng cao chỉ số NLCT của tỉnh Nghệ
An trong thời gian tới và cũng trên cơ sở đó đánh giá mặt hợp lý, chưa hợp lý trong
phương pháp xếp hạng hiện nay nhằm hoàn thiện hơn. Xuất phát từ những vấn đề lý
luận và thực tiễn trên, tui quyết định chọn đề tài “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Nghệ An” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của Đề tài là nhằm phân tích chỉ số PCI của Nghệ An trên cơ sở so sánh
tương quan với cả nước, qua đó nhận diện những mặt mạnh và những mặt cần được cải
thiện về môi trường kinh doanh ở tỉnh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư
nhân. Đề tài nghiên cứu này, chắc chắn sẽ không thể đầy đủ và bao hàm tất cả những
giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, tui mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm cải
thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là các chỉ tiêu, các chỉ số
thành phần cấu thành chỉ số NLCT cấp tỉnh của tỉnh Nghệ An và hệ thống các giải
pháp cải thiện chỉ số NLCT của tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chỉ số NLCT cấp tỉnh phạm vi
của tỉnh Nghệ An. Đề tài chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. đồng thời, Đề tài sử dụng các phương pháp cụ
thể:
- Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống: sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu
vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, các
chỉ số, tiêu chí cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh,…
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp: Các phương pháp này sử
dụng chủ yếu trong việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm, phân tích đánh giá thực trạng
chỉ số NLCT của tỉnh Nghệ An, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị liên quan đến
nâng cao chỉ số NLCT tỉnh Nghệ An và hoàn thiện nghiên cứu PCI của Việt Nam,…
- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng trong thực hiện điều tra hai nhóm đối
tượng: (1) DN thuộc các thành phần kinh tế và (2) Cán bộ công chức lãnh đạo từ cấp
phòng trở lên thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước thuộc chính quyền cấp tỉnh tại
Nghệ An.
Mỗi phương pháp nghiên cứu có mức độ ưu, nhược điểm khác nhau, khi sử dụng
các phương pháp trên sẽ có tác dụng bổ khuyết cho nhau, giúp việc nghiên cứu khoa
học, toàn diện và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh của tỉnh Nghệ An
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Nghệ An.

3M122Yv18kI1Uz3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status