Nghiên cứu dự báo xói lở bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Lời nói đầu
Xói lở bờ, bồi lắng lòng dẫn hệ thống sông ở ĐBSCL trong những thập niên
gần đây đã trở nên hiện tượng khá phổ biến, là mối đe dọa đến tính mạng, tài sản
của nhà nước và nhân dân vùng ven sông, là lực cản không nhỏ cản trở tiến trình
phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Tây Nam của Tổ Quốc.
Trước bối cảnh đó đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu dự báo xói lở,
bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở Đồng
bằng sông Cửu Long” được thực hiện. Đây là bước tiếp nối, là sự kế thừa và phát
triển của nhiều công trình khoa học trước đây.
Mục tiêu chính của đề tài gồm:
- Xác định nguyên nhân, quy luật và dự báo xói lở, bồi lắng hệ thống sông ở
ĐBSCL;
- Đề xuất các giải pháp phòng chống cho các khu vực sạt lở nghiêm trọng;
- Xác định được hành lang ổn định dọc theo hệ thống sông ở ĐBSCL;
- Bổ sung hoàn chỉnh phần mềm quản lý dữ liệu, quản lý kết quả nghiên cứu
hệ thống sông ở ĐBSCL nhằm phục vụ công tác quản lý, khai thác và định hướng
phát triển ổn định lâu dài các ngành kinh tế xã hội.
Để hòan thành được mục tiêu đặt ra, đề tài đã sử dụng các cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận từ thực tế (đo đạc, quan sát, đánh giá thực tế, điều tra dân gian, thu
nhận các thông tin thường xuyên từ các địa phương);
- Khai thác sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu từ những đề tài, dự án
trước đây liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài;
- Tiếp cận nguồn thông tin, nắm bắt các phương pháp mới, công nghệ hiện
đại, kỹ thuật tiên tiến được giới thiệu trên mạng Internet;
- Tiếp cận từ cơ sở lý thuyết cơ bản (những nguyên lý, các phương trình, các
công thức cơ bản);
- Tiếp cận từ các công trình ứng dụng thực tế.
Với sự giúp đỡ tận tình đầy hiệu quả của các cấp, các ngành cùng sự nỗ lực
rất lớn của những thành viên tham gia đề tài, đến nay đề tài đã hòan thành cơ bản
các nội dung được đặt ra trong đề cương, với các sản phẩm chính sau:
- Ba tập tài liệu cơ bản về địa hình, địa chất trầm tích, thủy văn trên hệ thống
sông ở ĐBSCL;
- Mười bốn báo cáo chuyên đề, bao hàm tòan bộ nội dung chính của đề tài;
- Hai phần mềm tự viết, trong đó một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, quản
lý kết quả nghiên cứu và một phần mềm tính ổn định mái bờ sông;
- Kết quả dự báo xói lở bờ hệ thống sông ở ĐBSCL được gửi tới các địa
phương trước mùa mưa lũ hàng năm đã góp phần không nhỏ làm giảm mức độ thiệt
hại do hiện tượng xói lở bờ gây ra trong những năm qua;
- Xuất bản cuốn sách "Xói lở bờ sông Cửu Long và giải pháp phòng tránh
cho các khu vực trọng điểm", Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2002;
- Công bố một số công trình khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, tham
gia đọc tham luận tại các hội thảo khoa học;
- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên, học viên
cao học làm luận án và luận văn tốt nghiệp, hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh.
Những nét mới, nét sáng tạo của đề tài được thể hiện cụ thể như:
- Xây dựng bức tranh tòan cảnh về xói bồi lòng dẫn hệ thống sông ở ĐBSCL;
- Phân lọai, phân cấp xói bồi lòng dẫn theo đặc điểm, nguyên nhân hình
thành, theo mức độ gây hại từ đó đề xuất giải pháp phòng chống, thứ tự ưu tiên xây
dựng công trình chỉnh trị cho các khu vực có khả năng gây nên thiệt hại lớn;
- Ứng dụng kỹ thuật viễn thám vào nghiên cứu diễn biến lòng dẫn trên mặt
bằng, đây là một phương pháp nghiên cứu mới dễ thực hiện, ít tốn kém, song độ
chính xác chưa cao do ảnh có độ phân giải thấp, không chụp cùng thời gian cố định
trong năm;
- Đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng xói lở bờ hệ thống sông ở
ĐBSCL trong mấy thập niên qua. Đã tiếp cận với những đánh giá về lượng một số
yếu tố như: Khả năng của dòng chảy, thời gian duy trì khả năng của dòng chảy, lũ
xuống triều rút, gia tải mép bờ sông tới tốc độ xói lở bờ;
- Xác định được phạm vi diễn biến trên mặt bằng dọc sông Tiền, sông Hậu từ
đó làm cơ sở cho việc xác lập hành lang ổn định hai bên sông trong điều kiện sông
phát triển tự nhiên (chưa có sự tác động của con người);
- Xây dựng được hai công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở bờ cho hai khu
vực Thường Phước và Sa Đéc trên sông Tiền làm tiền đề cho công tác dự báo tốc độ
xói lở bờ bằng công thức kinh nghiệm. Trong hai công thức ngòai sự tham gia của
các yếu tố hình học của lòng dẫn còn được đề cập tới các yếu tố dòng chảy, yếu tố
vật liệu cấu tạo lòng dẫn, vì thế đã phần nào phản ánh khá sát thực được bản chất
vật lý của hiện tượng xói lở;
- Đã khẳng định được thành phần vận tốc tại thủy trực mép hố xói phía bờ lở
ảnh hưởng lớn nhất tới tốc độ xói lở bờ;
- Ứng dụng Mike 11, Mike 21C và đặc biệt là mô hình tóan ba chiều lòng
động vào việc nghiên cứu diễn biến lòng dẫn, dự báo xói bồi cho đọan sông Tiền
khu vực Tân Châu-Hồng Ngự, sông Vàm Nao và đọan sông Hậu khu vực thành phố
Long Xuyên. Kết quả thu được khá phù hợp với những diễn biến thực tế;
- Ứng dụng công nghệ không phá hủy Georadar vào việc xác định vị trí, độ
lớn các dị thường trong thân kè gia cố bờ khu vực thị xã Vĩnh Long, khu vực thị trấn
Tân Châu, vì thế đã ngăn chặn được một số sự cố xảy ra;
- Phân tích, đánh giá những ưu điểm và những mặt còn hạn chế của các lọai
dạng công trình chỉnh trị sông đã xây dựng trên hệ thống sông ở ĐBSCL trong
những năm qua, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho các công trình được
xây dựng trong tương lai;
- Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu, quản lý kết quả nghiên cứu hệ thống
sông ở ĐBSCL. Phần mềm có khả năng khai thác và cập nhật dữ liệu, với giao diện
gần gũi với người sử dụng;
Ngòai ra nét mới của đề tài là sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác nghiên cứu
khoa học với việc triển khai ứng dụng kết quả vào thực tế cụ thể đó là : Dự báo xói
lở bờ cho các địa phương hàng năm vào trước mùa mưa lũ; Dự báo xói lở bờ sông
Sài Gòn khu vực bán đảo Thanh Đa và đề xuất giải pháp xử lý cấp bách; Ứng dụng
kết quả nghiên cứu công trình chỉnh trị sông vào thiết kế công trình gia cố bờ khu
vực thị xã Tân An, khu vực Năm Căn ; Tư vấn trong quá trình thi công kè Tân Châu,
kè Sa Đéc v.v…

/uc?export=down ... 01UcUNsY0E
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status