Trách nhiệm xã hội tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Chƣơng 1
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Sau hơn 25 năm đổi mới (1986 – 2012), thế giới chứng kiến sự tăng
trƣởng vuợt bậc của nền kinh tế Việt Nam. Điều này tạo áp lực không nhỏ đến
vấn đề môi trƣờng và xã hội. Do đó, các chủ thể trong nền kinh tế nói chung
và các doanh nghiệp nói riêng phải có trách nhiệm giải quyết, kiểm soát các
vấn đề đó nếu không sẽ phải trả giá đắt và sự phát triển kinh tế sẽ không bền
vững. Do vậy, doanh nghiệp ngoài việc tạo ra lợi nhuận cho bản thân càn tạo
ra giá trị cho cộng đồng và xã hội. Để làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp cần
cần thực hiện tốt TNXH của mình.
Trong vài năm gần đây, vấn đề trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh
nghiệp (DN) là một xu thế lớn, một yêu cầu với các doanh nghiệp trong quá
trình hội nhập, trở thành nội dung quan trọng trong hoạt động quản trị chiến
lƣợc của các doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp với những nỗ lực không
ngừng đã đem lại nhiều đóng góp cho sự phát triển, tăng trƣởng kinh tế, tuy
nhiên một số lƣợng không nhỏ các doanh nghiệp đã bọc lộ mặt trái của kinh
doanh thị trƣờng. Tình trạng môi trƣờng bị ô nhiễm ở mức báo động, hàng
hoá kém chất lƣợng, gian lận thƣơng mại, lợi dụng khe hở, chính sách nhà
nƣớc để kiếm lợi đang tạo nên hồi chuông về thực thi TNXH của DN.
Thực hiện hợp lý chiến lƣợc TNXH của DN trong dài hạn tạo tiền đề
quan trọng cho thành công bởi thực hiện TNXH giúp DN nâng cao hình ảnh
trong cộng đồng, tăng sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận, thu hút nhân sự tài
năng, quản lý rủi ro tốt,…TNXH của DN là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
Tuy nhiên việc nhận thức và thực hiện THXH của DN tại Việt Nam nói
chung còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng là nhiệm vụ chính trị đƣợc quan tâm hàng đầu của Công ty nhƣng chƣa
có một báo cáo, nghiên cứu nào đánh giá việc thực hiện.
Chính vì những lý do trên tui chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội của
Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng”.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ TNXH của DN là gì? Tại sao DN cần thực hiện TNXH?
+ Thực trạng nhận thức và thực hiện TNXH tại Công ty Điện lực Hải
Dƣơng hiện nay nhƣ thế nào, những thành công buớc đầu, những tồn tại là gì?
+ Giải pháp nào để nâng cao TNXH cho Công ty, giúp công ty giúp
công ty hoạt động hiệu quả, bền vững, cải thiện hình ảnh trong cộng đồng?
1.2. Tình hình nghiên cứu
Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá cùng sự bùng nổ về công nghệ
thông tin, các nền kinh tế trở nên gắn bó mật thiết hơn, giao lƣu thƣơng mại
phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
đang là một xu thế lớn, là yếu tố để doanh nghiệp khẳng định thƣơng hiệu. Đã
có nhiều nghiên cứu về về TNXH trên thế giới, một số công trình tiêu biểu
nhƣ:
Caroll, A.B. (1979), A three – dimensional conceptual model of
corporate Performance, Academy of Management Review 1979. Tác giả đƣa
ra mô hình khái niệm mô tả các khía cạnh thiết yếu của hoạt động xã hội của
DN, trả lời các câu hỏi TNXH bao gồm các thành phần nào, tổ chức các vấn
đề xã hội nhƣ thế nào, mô hình của tổ chức đáp ứng xã hội là gì.
Carroll (1999) đề xuất mô hình “kim tự tháp” về TNXH. Theo mô hình
này TNXH bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Đây là
mô hình có tính toàn diện và khả thi, đƣợc sử dụng rộng rãi làm khuôn khổ
cho chính sách và nghiên cứu về TNXH. Thứ nhất là trách nhiệm kinh tế - tạo
ra đƣợc lợi nhuận, thứ hai là trách nhiệm pháp lý - phải tuân thủ luật lệ của xã

hội. Đây là hai trách nhiệm chính đáng mà các doanh nghiệp phải làm. Thứ ba
là trách nhiệm đạo đức, nghĩa là các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh
một cách minh bạch, hợp lý và linh dộng dù luật pháp không yêu cầu. Trách
nhiệm cuối cùng là trách nhiệm từ thiện, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng
nguồn lực có sẵn của mình trong các lĩnh vực nhƣ giáo dục, văn hóa nghệ
thuật, cộng đồng v.v…để thực hiện các hoạt động xã hội cần thiết. Trách
nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện là hai trách nhiệm thể hiện ý thức tự
nguyện hơn so với các trách nhiệm khác của doanh nghiệp.
Mathew J. Hirschland, Corporate Social Responsibility and the Shaping
of Gobal Public Policy, Hardcover 2006. Tác giả đề cập đến tầm quan trọng
của TNXH trong doanh nghiệp nhƣ các quy định kinh doanh toàn cầu mới, sự
hiểu biết của doanh nghiệp về TNXH và TNXH thực hành đáp ứng lý thuyết
– quản trị toàn cầu và mạng lƣới chính sách công cộng toàn cầu.
Tại Việt Nam, TNXH là vấn đề khá mới mẻ, chƣa thật sự có nhiều
nghiên cứu về vấn đề này. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến nhƣ sau:
Nguyễn Mạnh Quân, Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hoá
doanh nghiệp”, NXB Lao động Xã hội 2004. Đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp là tài sản quý giá góp phần quan trọng quyết định sự thành bại
của mỗi doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, phƣơng
pháp tƣ duy ảnh hƣởng rất lớn tới hành động của các thành viên trong doanh
nghiệp.
Hồng Minh, 2007, “Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp”, Báo
Văn hoá và đời sống xã hội, số 2/2007. Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng
là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Thật khó mà thuyết phục
doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những
luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trƣớc mắt
Nguyễn Đình Cung, Lƣu Minh Đức, “TNXHCDN: một số vấn đề lý
luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh
tế, Số 4, 2008. Tác giả tiếp cận vấn đề dƣới góc độ kinh nghiệm quốc tế, từ đó
đƣa ra những tồn tại mà Việt Nam phải đối mặt cũng nhƣ các giải pháp để
giải quyết các vấn đề tồn tại, đổi mới tƣ duy nhà nƣớc.
Đỗ Đình Nam, Nguyễn Nhƣ Ngọc, Nguyễn Thành Tƣ, “Nghiên cứu
vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại công ty cổ phần sữa
Việt Nam Vinammilk”, Đề tài khoa học cấp trƣờng của trƣờng ĐH Kinh tế -
ĐHQGHN. Nhóm tác giả đã làm rõ đƣợc cơ sở lý luận về CSR, phân tích
mang tính khoa học về nguồn lực để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện CSR.
Nêu ra thực trạng về việc thực hiện CSR tại Vinamilk và kết quả khả quan về
tình hình thực hiện CSR ở công ty này cũng nhƣ gói 4 nhóm giải pháp: tính
kỹ thuật - con ngƣời - tài chính - vai trò của lãnh đạo trong việc thực hiện
CSR.
Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có ai nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng”. Đây là
đề tài đầu tiên về vấn đề này tại một doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xem xét, đánh giá mức độ hiểu biết
và nhận thức và thực hiện TNXH của Công ty TNHH MTV ĐL Hải Dƣơng.
Nhằm giải quyết các câu hỏi
+ TNXH của DN là gì? Tại sao DN cần thực hiện TNXH?
+ Thực trạng nhận thức và thực hiện TNXH tại Công ty Điện lực Hải
Dƣơng hiện nay nhƣ thế nào, những thành công buớc đầu, những tồn tại là gì?
+ Giải pháp nào để nâng cao TNXH cho Công ty, giúp công ty giúp
công ty hoạt động hiệu quả, bền vững, cải thiện hình ảnh trong cộng đồng?


cTvkP1FqA7qEKnx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status