Quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của Tập đoàn TH True Milk - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân phối là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Hệ thống phân phối là một công cụ marketing quan
trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì đƣợc lợi thế cạnh tranh dài hạn trên
thị trƣờng. Thực tế kinh doanh trong giai đoạn hiện nay cho thấy các chiến
lƣợc nhƣ quảng cáo, khuyến mãi, cắt giảm giá bán chỉ có lợi thế trong ngắn
hạn bởi vì các doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo khiến cho các
chiến lƣợc này mất tác dụng. Nghiên cứu, phát triển hệ thống phân phối rộng
khắp và tiếp cận đƣợc thị trƣờng mục tiêu không những tạo đƣợc lợi thế cạnh
tranh lớn trên thƣơng trƣờng mà còn đạt đƣợc lợi thế dài hạn trong cạnh tranh.
Muốn làm tốt đƣợc tất cả những điều đó thì doanh nghiệp cần đảm bảo
có một kênh phân phối mang tính chiến lƣợc, đảm bảo rằng hàng hoá đƣợc
luân chuyển một cách hiệu quả đến các thành viên trong kênh.
Một trong các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh sản phẩm sữa là Tập đoàn TH True Milk. Đây là một trong những Tập
đoàn cung cấp sản phẩm sữa lớn nhất Việt Nam. Thành lập từ năm 2010 đến
nay, Tập đoàn đã đạt đƣợc những thành tích nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó
vẫn còn tồn tại những hạn chế. Một trong những điểm yếu lớn nhất là hoạt
động quản trị kênh phân phối của Tập đoàn. Tập đoàn đã và đang phải chịu
sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ những công ty trong nƣớc cũng nhƣ
những đối thủ cạnh tranh từ nƣớc ngoài. Trƣớc tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra
cho Tập đoàn là phải tìm cách hoàn thiện hệ thống kênh phân phối để nâng
cao hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ cơ hội thị trƣờng để tồn tại, phát triển,
khẳng định vị thế của mình ở thị trƣờng trong nƣớc dần tìm cơ hội vƣơn ra thị
trƣờng quốc tế. Việc nghiên cứu về quản trị kênh phân phối sẽ giúp Tập đoàn

nhìn nhận lại khả năng phân phối hiện nay và có những giải pháp hoàn thiện
quản trị hệ thống kênh phân phối trong thời gian tới là một yêu cầu cấp thiết.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị kênh phân phối sản
phẩm sữa của Tập đoàn TH True Milk” cho luận văn thạc sĩ ngành quản trị
kinh doanh của mình. Với đề tài luận văn này, tác giả đặt mong muốn trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Cấu trúc kênh phân phối của Tập đoàn TH True Milk theo mô hình
nào?
2. Hoạt động quản trị kênh phân phối của Tập đoàn TH True Milk thời
gian qua nhƣ thế nào? Đánh giá của các trung gian đối với những hoạt động
đó?
3. Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quản trị kênh phân phối của Tập đoàn ?
4. Những điểm mạnh trong hoạt động quản trị kênh phân phối của Tập đoàn
TH True Milk là gì?
5. Những hạn chế trong hoạt động quản trị kênh phân phối của Tập đoàn?
Nguyên nhân của những hạn chế đó?
6. Những nhóm giải pháp nào cần thiết để khắc phục điểm yếu, hoàn
thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của Tập đoàn TH True Milk ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luân ̣ văn là nghiên cứu hoạt động quản trị kênh phân phối
sản phẩm sữa của Tập đoàn TH True Milk, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện
quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của Tập đoàn TH True Milk.
Để hoàn thành mục đích của đề tài đã đặt ra nhƣ trên, nhiệm vụ của đề
tài tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp những lý luận cơ bản về kênh phân phối và
quản trị kênh phân phối trong doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của Tập
đoàn TH True Milk. - Nghiên cứu đề xuất giải pháp mang tính khả thi và khuyến nghị nhằm
hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của Tập đoàn TH True Milk.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản
trị kênh phân phối sản phẩm sữa của Tập đoàn TH True Milk.
- Phạm vi không gian: Tập đoàn TH True Milk
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010-2014.
4. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
cơ bản về phân phối và quản trị kênh phân phối của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của
Tập đoàn TH True Milk, tìm ra các điểm hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi và khuyến nghị nhằm hoàn
thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của Tập đoàn TH True Milk.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của Tập
đoàn TH True Milk
Chương 4: Giải pháp quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa của Tập
đoàn TH True Milk

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI
1.1. Khái quát về kênh phân phối
1.1.1. Khái niệm phân phối và kênh phân phối
Phân phối là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, nó không chỉ thực hiện chức năng lƣu thông tiêu thụ
mà còn giúp doanh nghiệp thoả mãn thực sự nhu cầu thông qua hàng loạt các
hoạt động sau khi sản xuất, và nắm bắt thông tin từ thị trƣờng, kênh phân phối,
từ đó điều chỉnh chính sách thích hợp.
Theo quan điểm tổng quát, kênh phân phối là một tập hợp các doanh
nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đƣa
hàng hoá từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng. Nói cách khác, đây là một
nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc
dịch vụ sẵn sàng cho ngƣời tiêu dùng hay ngƣời sử dụng công nghiệp, để họ
có thể mua và sử dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hoá hoặc
thông qua các trung gian tới ngƣời mua cuối cùng, nằm giữa ngƣời sản xuất
và ngƣời tiêu dùng là các trung gian.
“Kênh phân phối là tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và
phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đƣa hàng hóa từ ngƣời sản xuất tới
ngƣời tiêu dùng” (Trần Minh Đạo, 2001, trang 183).
Nói cách khác, kênh phân phối tạo ra dòng chảy từ ngƣời sản xuất, có
thể qua hay không qua ngƣời trung gian và đến ngƣời mua cuối cùng. Tất cả
những ngƣời tham gia vào kênh phân phối gọi là các thành viên kênh.
Theo tác giả Trƣơng Đình Chiến (2012, trang 7), “Kênh phân phối là
một tổ chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và các cá nhân bên
ngoài để quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực
hiện các mục tiêu trên thị trƣờng của doanh nghiệp”. Theo định nghĩa trên có


zrT5nYFwO5iTbQX
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status