SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Sự hình thành của nền triết học Trung Quốc cổ đại và Ấn Độ cổ đại có nhiều nét tương đồng
về mặt thời gian và nguồn gốc, cả hai đều khuyết danh sau đó mới có tác giả là những triết
gi vĩ đại. Đặc biệt cả hai nền triết học này đều hướng tới con người và lấy con người làm
trung tâm, đồng thời tập trung nhiều trong vấn đề về đạo đức. Ngoài ra thì sự phân biệt giữa
yếu tố duy vật và duy tâm không rõ ràng trong cả triết học Trung Quốc cổ đại và Ấn Độ cổ
đại 26
Tuy nhiên triết học Trung Quốc cổ đại và triết học Ấn Độ cổ đại có sự khác biệt rất lớn
trong vấn đề bản thể luận và nhận thức luân: Nếu ở Ấn Độ nhiều trường phái triết học liên
quan tới đạo Bàlamôn và Phật giáo thì ở Trung Quốc lại thiên về dòng chính thống Nho
giáo 26
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Nguyễn Văn Dũng 4
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung
của tồn tại và nhận thức, là thái độ con người đối với thế giới, là khoa học về những
qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Lịch sử Triết học đã trãi qua biết
bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, có lúc phát triển đến đỉnh cao như giai đoạn triết
học của Arixtốt, Đêmôcrít và Platôn nhưng cũng có lúc biến thành một môn của thần
học theo chủ nghĩa kinh viện trong một xã hội tôn giáo bao trùm mọi lĩnh vực vào thế
kỷ thứ X – XV. Sự phát triển của Triết học là sự phát triển song song giữa hai nền Triết
học phương Tây và phương Đông. Do điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn
hoá mà sự phát triển của hai nền Triết học có sự khác nhau. Nói đến triết học phương
Đông phải kể đến Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại. Đây là hai
trong số những chiếc nôi Triết học sớm nhất, lâu đời, phong phú và đã tạo nhiều dấu
ấn đặc biệt cho nền lịch sử Triết học. Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc
cổ đại đều có chung đặc điểm là phân tích các vấn đề xuất phát từ nhân sinh quan, tuy
nhiên do đặc điểm kinh tế - chính trị, xã hội khác nhau nên mỗi nền triết học này cũng
có những đặc trưng khác nhau. Do đó nhóm 1 chọn đề tài: “Sự tương đồng và khác
biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại” để phân tích sâu hơn
về các vấn đề như sự hình thành, phát triển và nét đặc thù cũng như những điểm tương
đồng và khác biệt của hai nền Triết học này.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Để tài này đặt ra các mục tiêu cần nghiên cứu sau:
• Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Trung Quốc cổ đại
• Sự khác nhau giữa triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Trung Quốc cổ đại
3 Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này, tui đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sau.
Nguyễn Văn Dũng 5
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
a) Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển
của nó.
b) Thu thập dữ liệu:
– Thu thập thông tin từ sách vở, bài giảng, giáo trình, báo,
đài, internet.
4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài này giúp cho học viên cao học hiểu rõ hơn về nền triết học Phương Đông,
chủ yếu là triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Trung Quốc cổ đại. Chủ yếu là học viên
đi sâu vào sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền Triết học này để có sự hiểu biết
đúng đắn và sâu sắc. Đồng thời, qua đó học viên nâng cao trình độ tư duy lí luận và
vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng vào lĩnh vực công tác chuyên môn của chính
mình.
5 Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Chương 2: Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Chương 3: Sự khác biệt giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Nguyễn Văn Dũng 6
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Chương 1: Cơ sở lí luận về triết học Ấn độ cổ đại và
Trung Quốc cổ đại
1. Khái quát triết học Phương Đông cổ đại
Lịch sử triết học Phương Đông nỗi bật với hai hệ thống triết học lớn là triết học Ấn
Độ và triết học Trung Quốc
Quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại trải qua hai thời kỳ
chính: Thời kỳ Vêđa (khoảng thế kỷ XV đến thể kỷ VIII TCN) và thời kỳ cổ điển (còn
gọi là thời kỳ Bàlamôn – phật giáo, khoảng thế kỷ VI TCN đến thế kỷ VI).
Một xu hướng khá đậm nét trong triết học ấn Độ cổ đại là quan tâm giải quyết
những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tôn giáo với xu hướng "hướng nội", đi tìm cái
Đại ngã trong cái Tiểu ngã của một thực thể cá nhân. Có thể nói: sự phản tỉnh nhân
sinh là một nét trội và có ưu thế của nhiều học thuyết triết học ấn Độ cổ, trung đại (trừ
trường phái Lokàyata), và hầu hết các học thuyết triết học này đều biến đổi theo xu
hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên.
Triết học Trung Quốc có mầm mống từ thần thoại thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu).
Sự phát triển của triết học Trung Quốc cổ - trung đại là một quá trình đan xen, thâm
nhập lẫn nhau giữa các trường phái (Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và
Pháp gia). Mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại là những
vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội. Tuy họ vẫn đứng trên
quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề xã
hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất lớn, trong việc xác lập một trật tự
xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá
trị chuẩn mực chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông.
Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung Hoa thời
cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về sự biến dịch


w0v5o4Jvsk1AbIq
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status