Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank – Trường hợp chi nhánh Từ Liêm - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Tính cấp thiết của luận văn
Trong những năm gần đây, nhất là năm 2012 hệ thống ngân hàng thương mại
có nhiều biến động lớn. Năm 2012 trôi qua với nhiều vấn đề nổi cộm như nợ xấu,
quản lý vàng, tái cơ cấu...và nhiều dấu hiệu cho thấy năm 2013 vẫn là năm khó
khăn cho các ngân hàng thương mại. Tín dụng là một hoạt động quan trọng mang
lại thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) do đó chất lượng tín
dụng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thế
nhưng, như trong bài tham luận của ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) VN, tại Hội thảo "Bất ổn kinh tế vĩ mô và tác động phúc lợi:
Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam", đã đưa ra nhận định “Hiện tại,
nguy cơ rủi ro tín dụng và nợ xấu đang có xu hướng gia tăng do thị trường bất
động sản biến động thất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến, lãi suất vay tổ
chức tín dụng tăng cao.”[12,tr. 3] sự phát triển quá nóng của hệ thống NHTM
cùng với quá trình kiểm soát lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ trong hoạt động kinh doanh
đặc biệt là hoạt động tín dụng dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro cao trong đó có rủi ro tín
dụng (RRTD). Sự bất ổn của nền kinh tế nói chung, lĩnh vực tiền tệ ngân hàng nói
riêng trong thời gian qua càng cho thấy rõ RRTD của các NHTM ngày càng trở
nên hiện hữu và lớn hơn bao giờ hết và Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch
quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là
AGRIBANK) là một ngân hàng thương mại lớn và uy tín, tuy nhiên năm 2012 được
coi là năm đầy khó khăn đối với Agribank. Tính đến hết ngày 30/6/2012, Agribank
có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước.[25,Tr. 2].
Theo số liệu của các tổ chức tín dụng báo cáo lên, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng
Agribank chiếm 6,14% (TheoWikimedia). Theo số liệu sổ sách thì nợ xấu của
Agribank tại thời điểm 31/12/2012 là 5,8%, xấp xỉ 28.000 tỷ đồng - chiếm hơn 10%
tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này cũng cao gấp hơn 2
lần so với tỷ lệ nợ xấu của BIDV và Vietcombank trong khi gấp tới 4 lần so với của
Vietinbank.[27,Tr.3]
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Agribank cuối năm 2012 là 9,49% - thấp hơn
nhiều so với mức trung bình 14% của toàn hệ thống và cũng thấp hơn so với mức
10,45% trung bình của nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước. Tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu của Agribank chỉ cao hơn chút ít so với nhóm các công ty tài chính,
cho thuê ở 9,37%. [23,Tr.1]
Như vậy có thể thấy rằng công tác quản lý rủi ro tín dụng của Agribank đang
chưa hiệu quả và cần được đánh giá lại một cách toàn diện để nhận diện được
nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Hay nói cách khác, thực trạng trên đòi hỏi
Agribank phải tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng của mình hơn nữa.
Nhận thức được vai trò của quản lý rủi ro tín dụng với các ngân hàng và thực
trạng tại Agribank như vậy nên em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quản lý RRTD
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm luận văn tốt
nghiệp cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến hướng đề tài đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Gần
đây có thể kể đến là:
Trong “Quản trị rủi ro tài chính” của tác giả Nguyễn Minh Kiều và
“Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của tác giả Nguyễn Văn Tiến.
Hai công trình này đã đề cập đến các vấn đề chung về rủi ro tín dụng trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng như quan điểm về RRTD, các nguyên nhân dẫn đến
RRTD, các tiêu chí đo lường RRTD, các công cụ, biện pháp phòng ngừa RRTD.
Đặc biệt, “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của tác giả Nguyễn Văn
Tiến còn chỉ ra các đặc điểm chung đối với các khoản nợ có vấn đề (nợ xấu) và đưa
ra 8 bước cần thực hiện để xử lý các khoản nợ này [4,tr.125].
Trong bài viết Credit risk management fundamentals nguồn từ kết quả
nghiên cứu tổng hợp của công ty kiểm toán KPMG International (KPMG) đặt vấn
đề về câu hỏi lớn nhất trong ngành ngân hàng là làm thế nào để đối phó với nợ xấu
hiện tại và thế nào để đảm bảo rằng vấn đề nợ xấu không lặp lại trong tương lai.
[18,tr.2]
Bài viết Credit Risk Management trên creditprocessadvisors.com, 2010
đã đi vào bàn luận về quản lý rủi ro tín dụng thích hợp. Qua đó đưa ra những nhận
định về quản lý rủi ro tín dụng thích hợp là gì? Và làm thế nào để cải thiện quản lý
rủi ro tín dụng?
Các công trình nghiên cứu nhƣ: “Kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với
các NHTM Việt Nam, Tác động và biện pháp” của TS Nguyễn Thị Loan (2011);
“RRTD trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng
BIDV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của PGS.TS Lê Khương Ninh. Các
công trình này cũng đã đề cập đến vấn đề tăng trưởng tín dụng, các nguy cơ dẫn
đến RRTD và đưa ra các biện pháp để phòng ngừa RRTD cho các NHTM. [5.
Trang 3].
Công trình: “Tăng cường quản lý RRTD tại ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng” của tác giả Nguyễn Thu Nga. Kết quả nghiên cứu của công trình này đã chỉ
ra được thực trạng hoạt động tín dụng, những nguy cơ dẫn đến RRTD, thực trạng
công tác quản lý RRTD và đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý
RRTD tại VPBank
Trong cuốn sách Managing Credit Risk của Joshua Caval , Jakub Jurek,
Erick Stafford đã xem xét ba khối xây dựng của quản lý rủi ro tín dụng - xác suất
mặc định, tiếp xúc tại mặc định, mức thu hồi. Đồng thời cũng thảo luận ngắn gọn
một số các kỹ thuật mô hình rủi ro tín dụng thường được sử dụng. Những kỹ thuật
để ước tính khả năng mất trong một danh mục đầu tư rủi ro tín dụng trong một thời
gian được đưa ra tại một mức độ tin cậy nhất định. Nghiên cứu đã cung cấp một sự
hiểu biết cao cấp về quản lý rủi ro tín dụng. [20,Tr.23]
Công trình: “Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện
pháp phòng ngừa” của tác giả Bế Quang Minh. Ở công trình này, tác giả đã chỉ
ra thực trạng sử dụng các cách trong thanh toán quốc tế như chuyển tiền,
nhờ thu, tín dụng chứng từ…, phân tích các rủi ro phát sinh trong hoạt động này
và các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong tín dụng chứng từ của VPBank.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng và có những
thành công nhất định, nhưng các công trình nghiên cứu mới dừng lại ở những
nghiên cứu tổng quan và chưa thực sự đi vào phân tích những biến động hiện nay
đối với rủi ro tín dụng các ngân hàng. Đặc biệt với cụ thể ngân hàng Agribank chi
nhánh Từ Liêm thì chưa có. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài này để nghiên
cứu. Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng và
phân tích thực trạng của tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank,
chi nhánh Từ Liêm để trả lời cho những câu hỏi sau:
Thứ nhất: Hệ thống lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại hiện nay như thế nào?
Thứ hai: Thực trạng công tác quản lý tín dụng tại ngân hàng Agribank, chi
nhánh Từ Liêm hiện nay như thế nào? Nguyên nhân của những hạn chế cũng như
biện pháp để khắc phục có thể là gì?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý RRTD
từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý RRTD tại Ngân hàng Agribank.
* Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý RRTD tại các NHTM.
- Phân tích, đánh giá RRTD và quản lý RRTD tại Ngân hàng Agribank ; phát
hiện ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong hoạt động quản lý RRTD tại
Ngân hàng Agribank.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý RRTD tại Ngân hàng Agribank
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Agribank theo cách
tiếp cận của khoa học tài chính ngân hàng (nghiệp vụ ngân hàng, quản lý RRTD
trong kinh doanh ngân hàng, quản trị rủi ro tài chính…)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi không gian: nghiên cứu công tác quản lý RRTD tại Ngân hàng
Agribank, nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Từ Liêm.
* Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động tín dụng và công
tác quản lý RRTD tại Ngân hàng Agribank từ năm 2009 đến 2012 và tầm nhìn
đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu theo quan điểm Duy vật
biện chứng, sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng, cụ thể:
Một số công cụ của phương pháp định tính sẽ sử dụng:
* Phỏng vấn và sử dụng ý kiến chuyên gia
Nghiên cứu trường hợp (case study): các Ngân hàng thương mại
Thảo luận tập trung.
Thảo luận không chính thức.
* Quan sát tham dự:
Quan sát tình hình hoạt động tín dụng của một số ngân hàng thương mại
Thảo luận nhóm: đề tài đã mời một số cán bộ tín dụng các ngân hàng để trao đổi
nhằm đánh giá tình hình và giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Một số biện pháp của phƣơng pháp định lƣợng sẽ sử dụng:
Nghiên cứu đồng điểm trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một
thời điểm.
Nghiên cứu trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm.
Cụ thể, trong luận văn này, tương ứng với nội dung và mục đích của mỗi chương,
em sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau để tìm hiểu được vấn
đề, từ đó phân tích và đưa ra kết luận.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý RRTD trong các NHTM chủ yếu sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính thiên về tổng hợp tài liệu và báo cáo. Phân tích dữ liệu của
các ngân hàng thu thập được từ các nguồn: internet, phỏng vấn, trao đổi... để đưa ra kết luận
trên cơ sở quan điểm chung của các nhà kinh tế, phân tích tài chính mà em cảm giác đồng tình,


s5lO1Qun4cxdU1T
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status