Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Chương 1 : Cơ sở lý luận của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng
Danh mục hình vẽ, đồ thị ...................................................................iii
Lời mở đầu ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận của vốn và hiệu quả sử dụng
vốn trong doanh nghiệp .................................................................... 4
1.1. Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp ................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về vốn............................................................................. 4
1.1.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp................................................ 6
1.1.3. Các cách phân loại vốn.................................................................... 8
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong nến kinh tế thị tr-ờng.............................. 13
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 13
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn .................. 13
1.3. Các nhân tố ảnh h-ởng đến hiệu quả sử dụng vốn............................... 21
1.3.1. Những nhân tố khách quan............................................................ 21
1.3.2. Những nhân tố chủ quan................................................................ 25
ch-ơng 2. thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại tổng
công ty cơ khí xây dựng................................................................... 30
2.1. Giới thiệu về Tổng công ty Cơ khí Xây dựng....................................... 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Cơ khí Xây
dựng……………………………………………………………………………..30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng............ 32
2.1.3. Bộ máy tổ chức và quản lý của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng…34
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm vốn của Tổng
công ty Cơ khí Xây dựng ................................................................... 36
2.2.1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cơ
khí Xây dựng .......................................................................................... 36
2.2.2. Đặc đgiểm về vốn của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng................ 37
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng .. ..37
2.3.1. Khái quát tình hình tài chính của Tổn công ty Cơ khí Xây dựng.. 37
2.3.2. Nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty Cơ khí xây dựng.......... 39
2.3.3. Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh......................................... 42
2.3.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định ..................................... 44
2.3.5. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn l-u động ................................... 54
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng .... 66
2.4.1. Những kết quả đạt đ-ợc ................................................................ 66
2.4.2. Những mặt còn hạn chế................................................................. 67

Ch-ơng 3. giảI pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
tổng công ty cơ khí xây dựng ...................................................... 70
3.1.Ph-ơng h-ớng phát triển Tổng công ty Cơ khí Xây dựng..................... 70
3.1.1. Bối cảnh trong n-ớc và quốc tế ..................................................... 70
3.1.2. Định h-ớng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới… 73
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ
khí Xây dựng...................................................................................... 74
3.2.1. Những giải pháp về phía Tổng công ty ......................................... 74
3.2.2. Một vài kiến nghị với Nhà n-ớc.................................................... 92
KếT LUậN ..................................................................................................... 95
Danh mục Tài liệu tham khảo........................................................ 96
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế
cùng tồn tại và cạnh tranh nhau phát triển như hiện nay, Nhà nước không còn
bao cấp về vốn đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực sự là một
đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ trong
việc tìm đầu vào, đầu ra của sản xuất kinh doanh, tự chủ về vốn. Điều đó có
nghĩa là để tồn tại và phát triển, đứng vững trong cạnh tranh doanh nghiệp
phải tự huy động, quản lý, sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất, đem lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên do vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế bao
cấp trước đây nên năng lực và trình độ quản lý còn yếu kém, hiệu quả khai
thác và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp còn chưa cao.
Đất nước ta đang mở cửa để hội nhập với nền kinh tế thế giới, do đó
nếu các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đang trong
quá trình cổ phần hoá và tiến tới chỉ còn một phần vốn góp Nhà nước không
tự mình đổi mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp sẽ tự loại
mình ra khỏi vòng quay của thị trường. Tổng công ty Cơ khí Xây dựng là một
Tổng công ty Nhà nước trực thuộc Bộ Xây Dựng và trong thời gian sắp tới sẽ
trở thành một công ty Cổ phần. Do đó để có thể tự lực, tự cường cạnh tranh và
phát triển trên thị trường giống như các doanh nghiệp khác, Tổng công ty Cơ
khí Xây dựng cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Đây cũng chính là điều quan tâm của không ít các doanh nghiệp, và cũng
là tiền đề để người viết lựa chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Vốn và hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề được đề cập tương đối nhiều
trên các trang báo cũng như trên các đề tài luận văn trong thời gian gần đây.

Đặc biệt là vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước
trước và sau cổ phần hoá. Bởi vì cùng với việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp Nhà nước thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các
doanh nghiệp Nhà nước là khâu quan trọng. Các bài viết trên một số trang báo
đã đưa ra một số gợi ý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp nói chung nhưng chưa đi vào nghiên cứu sâu đối với một doanh
nghiệp cụ thể và đưa ra các giải pháp cụ thể để áp dụng cho từng doanh
nghiệp đó.
Trên thực tế cũng đã có những luận văn thạc sỹ viết về vấn đề hiệu quả
sử dụng vốn và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các
doanh nghiệp. Các đề tài về cơ bản đều đưa ra được những cơ sở lý thuyết về
vốn và hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời vận dụng lý thuyết để phân tích tình
hình thực tế tại một doanh nghiệp và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cho doanh nghiệp đó. Luận văn thạc sỹ của tác giả Tống Kim Uyên
– Trường Đại Học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh với tên đề tài: “Phân tích
vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn
Savico sau cổ phần” đã phân tích vốn và hiệu quả sử dụng vốn trước và sau
cổ phần hoá, từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn Savico sau cổ phần hoá.
Hay như luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Lan Phương – Trường Đại Học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội với tên đề tài: “Huy động và sử dụng có hiệu quả
vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Niềm tin – Thực trạng và giải pháp” lại
phân tích thực trạng việc huy động vốn và việc sử dụng vốn tại một công ty
ngoài quốc doanh và hoàn toàn tự chủ về vốn kinh doanh.
Còn đối với đề tài luận văn này, người viết dựa trên cơ sở lý thuyết về
vốn sẽ phân tích thực trạng sử dụng vốn và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cơ khí Xây dựng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Tổng công ty Cơ khí Xây dựng.
Nhiệm vụ của đề tài là đưa ra các cơ sở lý thuyết về vốn và hiệu quả sử
dụng vốn. Qua đó phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và đưa ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng vốn tại Tổng công
ty Cơ khí Xây dựng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng vốn tại Tổng công
ty Cơ khí Xây dựng từ năm 2006 đến năm 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này bao
gồm phương pháp thống kê, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp phân
tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trước hết, luận văn sẽ phân tích một cách rõ ràng các cơ sở lý thuyết về
vốn và hiệu quả sử dụng vốn.
Tiếp theo, luận văn mong muốn đưa đến cho người đọc một cái nhìn cụ
thể về tình hình sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây dựng. Qua đó luận
văn đưa ra một số giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Tổng công ty Cơ khí Xây dựng ngay trong lộ trình cổ phần hoá.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí Xây
dựng
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cơ khí
Xây dựng
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VỐN VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về vốn
Vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề đã được rất nhiều các thế hệ nhà kinh
tế học khác nhau trên thế giới quan tâm. Đứng trên từng góc độ, tại mỗi thời
điểm lịch sử các nhà kinh tế học đã đưa ra các định nghĩa và cách nhìn riêng
của mình về vốn.
Theo quan điểm của Marx, dưới góc độ của yếu tố sản xuất, vốn đã
được khái quát hoá thành phạm trù tư bản trong đó nó đem lại giá trị thặng dư
. Định nghĩa về vốn của Marx có một tầm khái quát lớn vì nó bao hàm cả bản
chất và vai trò của vốn: vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư.
Bản chất của vốn chính là giá trị cho dù nó được biểu hiện qua nhiều hình
thức khác nhau: nhà cửa, tiền của…Vai trò của vốn chính là giá trị đem lại giá
trị thặng dư. Vì vốn đã tạo ra sự sinh sôi về gía trị thông qua các hoạt động
sản xuất kinh doanh. Trong học thuyết về giá trị thặng dư, Marx đưa ra công
thức T-H-T’ (tiền, hàng hoá, tiền) để minh hoạ cho sự biến đổi của vốn (hay
chính là tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hoá và cuối cùng quay trở lại dạng
tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn kinh
doanh cũng vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển của


MY393How813Mhp3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status