Mô hình tổ chức quản lý của Công ty cổ phần VNPT Technology - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ DẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhìn lại chặng đường đổi mới của đất nước ta suốt thời gian từ năm1986
đến nay, cho dù chúng ta gặp không ít khó khăn thách thức nhưng chúng ta đã
đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng. Nền kinh tế đã từng bước khắc
phục được tình trạng suy thoái yếu kém và có bước phát triển,cơ sởhạtầng được
đầu tư, đời sống của nhân dân được cải thiện, từmột nước có thu nhập thấp trở
thành nước có thu nhập trung bình.
Đất nước ta đang phát triển, đặc biệt hoạt động kinh tếtrong điều kiện hội
nhập quốc tếcó nhiều thách thức,mỗi doanh nghiệp nếukhông biết tựhoàn thiện
và tự đổi mới mình đểđạt mục tiêu hiệu quả thì doanh nghiệp đó không thể tồn
tại, đó là tất yếu khách quan.Trong khung cảnh toàn cầu hóa thị trường, công
nghệ luôn luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng ác liệt, doanh nghiệp muốn thành
công thì phải hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, điều này tùy thuộc nhiều vào việc
quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp là một quá trình tác động liên tục,
có tổ chức, có hướng đích của chủ thể doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất
tiềm năng và cơ hội để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được
mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội.
Trong hoạt động quản trị, phần lớn nguyên nhân tạo ra tình hình quản trị
không tốt đều xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy không hoàn hảo. Việc tổ
chức bộ máy ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được của công tác quản trị, qua đó
có tác động đến toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì bộ máy
quản lý trong doanh nghiệp được coi là bộ phận đầu não cho ra những chủ
trương, chiến lược, sách lược phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu phân
tích bộ máy hiện hữu và tìm biện pháp cải tiến lại tổ chức cho phù hợp với đặc
điểm của từng giai đoạn là rất cần thiết đối với một doanh nghiệp.
Phát triển công nghiệp CNTT, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và
nội dung thông tin số được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng và Bộ Thông tin và
Truyền thông rất quan tâm. Nghị quyết số 36 - NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ
chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế đã xác định phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
thành ngành kinh tế kỹ thuật phát triển nhanh và bền vững, có vai trò dẫn dắt, tạo
nền tảng phát triển kinh tế trí thức và ưu tiên sử dụng các sản phẩm công nghệ
thông tin sản xuất trong nước, có thương hiệu Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, các đơn vị có khả năng và điều kiện để phát triển
công nghiệp CNTT là rất ít, hầu hết là các đơn vị có bề dày và chiếm thị phần
lớn (mảng dịch vụ) của ngành viễn thông và CNTT như: VNPT, Viettel, FPT...
Cho đến thời điểm này, các sản phẩm VT&CNTT, đặc biệt là sản phẩm thiết bị
mạng, đa số phải nhập khẩu nước ngoài. Để có thể phát triển được công nghiệp
CNTT đòi hỏi doanh nghiệp phải có làm chủ được công nghệ; đủ năng lực thiết
kế, nghiên cứu giải pháp; phát triển phần mềm và sản xuất thiết bị. Điều này yêu
cầu doanh nghiệp định hướng phát triển công nghiệp CNTT phải có tiềm lực tài
chính dồi dào, đội ngũ lao động có kinh nghiệm và trình độ trong lĩnh vực
VT&CNTT cao.VNPT Technology là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam – VNPT, được thành lập vào tháng 01/2011, với sứ mệnh
trở thành doanh nghiệp chủ lực của VNPT trong lĩnh vực phát triển công nghệ
công nghiệp bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin, truyền thông và công
nghiệp nội dung số. VNPT Technology cầnvượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu,
tiếp cận học hỏi và làm chủ công nghệ nguồn,từng bước phát triển và dần dần
chiếm lĩnh thị phần. Trên cơ sở đó, song song với việc tìm kiếm và phát triển
năng lực tài chính, thu hút nguồn nhân lực có trình độ, VNPT Technology cần tổ
chức được bộ máy hoạt động một cách hợp lý, hiệu quả và phù hợp với từng giai
đoạn phát triển. Việc phân tích, nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý hiện tại của
VNPT Technolgy và từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện mô hình này
là rất cần thiếtnhằm nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty trong tương lai. Chính vì vậy, vấn đề “Mô hình tổ chức quản lý của Công ty
cổ phần VNPT Technology” được chọn làm đề tài của luận văn thạc sỹ quản trị
kinh doanh này.
2. Tình hình nghiên cứu
Mô hình tổ chức quản lý và hoàn thiệnmô hình tổ chức quản lý của doanh
nghiệp hiện nay là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm
bởi ý nghĩa thực tiễn của nó. Hoàn thiệnmô hình tổ chức quản lý giúp doanh
nghiệp hình thành mô hình tổ chức quản lý mới với phong cách quản lý mới để
thiết lập một diện mạo mới trong nền kinh tế toàn cầu, đáp ứng những yêu cầu
thay đổi trong thực tế.
Có thể thấy rằng hoàn thiệnmô hình tổ chức của doanh nghiệp không chỉ
gắn với việc thiết kế lại mô hình tổ chức quản lý, đưa ra một mô hình tổ chức
mới mà còn phải gắn với yếu tố quản lý các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Việt Nga (2012) trong Luận án tiến sỹ
Kinh doanh và Quản lý với đề tài: “Hoàn thiệnmô hình tổ chức các doanh
nghiệp may của Tập đoàn dệt may Việt Nam” và nội dung bài viết “Một số xu


8B27Req3FUm8EG1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status