nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; Phân tích đánh gía thực trạng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp xuất khẩu da giầy Việt Nam trong những năm gần đây. Đưa ra một số giải pháp về chiến lược lựa chọn sản phẩm, mở rộng và tìm kiếm thị trường, áp dụng kỹ thật tiên tiến nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh
tranh
14
1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh 14
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 14
1.1.2. Năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 15
1.1.3. Xu thế hội nhập và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp kinh doanh da giầy Việt Nam
22
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 28
1.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài 28
1.2.1.1. Những nhân tố vĩ mô 28
1.2.1.2. Những nhân tố vi mô 33
1.2.2. Nhóm nhân tố bên trong 38
1.3. Các yếu tố chủ yếu phản ánh năng lực cạnh tranh 46
1.3.1. Thị phần và tốc độ tăng thị phần 46
1.3.2. Trình độ kỹ thuật công nghệ 46
1.3.3. Chất lượng sản phẩm 46
1.3.4. Chính sách giá cả 47
1.3.5. Hệ thống phân phối 47
1.3.6. Năng suất lao động 48
1.3.7. Doanh thu 48
1.3.8. Khả năng cung ứng 49
1.4. Một số đặc điểm của ngành kinh doanh da giầy trên thế giới và kinh
nghiệm ở một số nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
50
1.4.1. Một số đặc điểm của ngành kinh doanh da giầy trên thế giới 50
1.4.2. Xu hướng phát triển của ngành da giầy thế giới 52
1.4.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh 58
Chương 2: Thực trạng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp xuất khẩu da giầy Việt Nam
65
2.1. Tổng quan về ngành da giầy Việt nam 65
2.1.1. Vai trò của ngành da giầy trong nền kinh tế 65
2.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý của ngành da giầy 67
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu da
giầy trong thời gian qua.
69
2.2.1. Năng lực sản xuất 69
2.2.1.1. Thực trạng về nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh 69
2.2.1.2. Thực trạng về quy trình công nghệ và thiết kế mẫu mốt 80
2.2.1.3. Thực trạng về lao động và năng suất lao động 88
2.2.1.4. Thực trạng về đầu tư thiết bị công nghệ và hiệu quả sử dụng nhà
xưởng
91
2.2.2. Quy mô và phân bố sản xuất của ngành 97
2.2.3. Cơ cấu sản phẩm của ngành 100
2.2.4. Thị trường và thị phần của ngành da giầy 103
2.2.5. Thực trạng về cơ chế chính sách của nhà nước 126
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da
giầy trong thời gian qua
131
2.3.1.Những điểm mạnh 131
2.3.2. Những điểm yếu 132
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế
137
3.1. Những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp kinh doanh da giầy
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
137
3.1.1. Những cơ hội thuận lợi 137
3.1.2. Những thách thức 143
3.2. Phương hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam trong thời gian
tới
149
3.2.1. Dự báo về tình hình sản xuất và tiêu thụ da giầy trong thời gian tới 149
3.2.2. Định hướng phát triển ngành da giầy phục vụ cho xuất khẩu trong
những năm tới
150
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế
154
3.3.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp 155
3.3.1.1. Xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm đúng đắn 155
3.3.1.2. Củng cố, mở rộng thị trường hiện tại và tìm kiếm phát triển thị
trường mới
157
3.3.1.3. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển
giao công nghệ
167
3.3.1.4. Tăng cường đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực 169
3.3.1.5. Giải quyết tốt vấn đề bảo đảm nguyên vật liệu để chủ động cho sản
xuất và xuất khẩu
170
3.3.1.6. Tích cực xây dựng văn hoá doanh nghiệp 173
3.3.2. Kiến nghị đối với ngành 174
3.3.3. Kiến nghị đối nhà nước 175
Kết luận 181
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp da giầy là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng gắn liền với nhu
cầu không thể thiếu được của đời sống xã hội, là bộ phận quan trọng của nhu cầu mặc,
thời trang. Đời sống kinh tế - xã hội càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm da giầy càng
cao.
Ngành công nghiệp da giầy trong những năm qua luôn giữ vị trí quan trọng đối
với nền kinh tế của nước ta, là ngành thu hút và giải quyết nhiều việc làm cho người lao
động. Xét trên bình diện quốc gia, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy luôn đứng ở vị
trí thứ ba sau Dầu khí và Dệt may xuất khẩu trong nhiều năm qua. Công nghệ da giầy
đơn giản, vốn đầu tư thấp, nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội cao nên rất phù hợp với điều
kiện kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Da giầy cũng là một trong những ngành nghề truyền thống ở nước ta từ lâu. Năm
1912 nhà máy thuộc da đầu tiên ở Đông Dương được chủ tư bản Pháp xây dựng tại số
151 phố Thuỵ Khê - Hà Nội. Ngoài ra, nhiều làng nghề truyền thống sản xuất giầy, dép,
bóng... các loại cũng xuất hiện từ lâu, nhưng sản xuất thủ công là chủ yếu .
Trong những năm qua, với những lợi thế của mình, ngành da giầy Việt Nam đã
tiếp nhận một cách có hiệu quả sự chuyển dịch của ngành da giầy thế giới và đã có những
bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, ngành còn bộc lộ nhiều nhược điểm như: Phát triển một
cách tự phát, thiếu quy hoạch, mất cân đối, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước
ngoài, năng lực thiết kế kém… dẫn tới hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng
của nó. Đặc biệt, khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoà nhập với thế giới và khu vực,
ngành da giầy của nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn là làm thế
nào để tồn tại và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Con đường đúng đắn duy nhất là phải thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá
ngành da giầy, bảo đảm tiếp nhận có hiệu quả sự chuyển dịch của ngành da giầy thế giới
vào nước ta, tranh thủ tiếp thu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các
nước công nghiệp phát triển và các nước công nghiệp mới.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “... Ngành dệt may và da giầy, chú
trọng tìm kiếm và mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Tăng cường đầu tư, hiện
đại hoá một số khâu sản xuất sợi, dệt, thuộc da...chú trọng phát triển nguồn bông và khai
thác nguồn da các loại, tăng phần sản xuất trong nước về các nguyên liệu và phụ liệu
trong ngành dệt may và da giầy để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm xuất khẩu. Đến
năm 2010 nâng sản lượng giầy dép lên trên 610 triệu đôi...”
Trong bối cảnh thời điểm thực hiện các cam kết của hội nhập kinh tế quốc tế ở
nước ta đang tới gần, để tận dụng cơ hội thuận lợi và vượt qua những khó khăn thách
thức thì các doanh nghiệp da giầy Việt Nam phải không ngừng tìm ra những giải pháp
phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thương trường. Từ trước tới nay đã
có một số nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành da giầy Việt Nam đến năm 2010.
Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp da giầy Việt Nam trước các cam kết hội nhập kinh tế
quốc tế. Với lý do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang
đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu của ngành, để ngành da giầy Việt Nam ngày càng
phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng của nó.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam trước những thay đổi trên thị trường
trong nước và quốc tế như:
- TS. Lê Đăng Doanh (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất
trong nước (Kinh nghiệm Nhật Bản), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
- Trần Văn Hà (2000), "Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành da giầy
Việt Nam đến năm 2010", Tạp chí công nghiệp da giầy Việt Nam, (5 / 2000)
- Lưu Thị Trúc Oanh (2000), "Triển vọng về thị trường xuất khẩu đối với sản
phẩm giầy dép Việt Nam", Tạp chí Công nghiệp da giầy Việt Nam, (5 / 2000).
- Vũ Văn Cường (2000), ''Ngành da giầy Việt Nam - Thời cơ và thách thức", Tạp
chí Công nghiệp da giầy Việt Nam, (12 / 2000), Tr.8 - 10
- Nguyễn Hồng Liên (2000), " Thực trạng và chiến lược phát triển nguyên phụ liệu
cho ngành giầy" Tạp chí Công nghiệp da giầy Việt Nam, Tr 15 - 16.
- Bộ Công nghiệp (2000), Quy hoạch phát triển ngành da giầy theo vùng lãnh thổ
đến năm 2010, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội
- Đại học Kinh tế Quốc dân (2000), Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện hội nhập, Đề tài khoa học cấp bộ.
- Vũ Văn Cường (2001): " Triển vọng ngành da giầy Việt Nam", Tạp chí thông tin
kinh tế Nhật - Việt, (2 / 2001), Tr.20 - 23.
- Vũ Văn Cường (2001), "Phát triển nguyên liệu cho ngành da giầy Việt Nam",
Tạp chí Kinh tế và dự báo, (6 / 2001), Tr.32 - 33
- Cao Hùng (2001), “Ngành da giầy Việt Nam bao giờ mới đủ sức cạnh tranh”,
Báo Lao động ra ngày 22 / 10 / 2001.
- PGS. TS Võ Thanh Thu (2001), Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội.
- Hiệp Hội da giầy Việt Nam (2002), Kế hoạch tiếp thị xuất khẩu giầy dép giai
đoạn 2001 - 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
- Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong
quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và
hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học Thương mại số 4, Hà Nội.
v.v…
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ tập trung vào phân tích các khía
cạnh khác nhau về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trong
trạng thái tĩnh một cách rời rạc, chủ yếu dựa vào đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh
của từng yếu tố riêng biệt nhờ lợi thế so sánh. Vì vậy, cần có những nghiên cứu tiếp
tục, có tính khái quát về năng lực cạnh tranh xuất khẩu chung của các doanh nghiệp da



yHF88x717MKrQhW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status