Hoạt động Marketing mix tại Công ty cổ phần nhựa Châu Âu - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG DOANH
NGHIỆP VÀ MARKETING MIX ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGÀNH
NHỰA NGUYÊN LIỆU................................................................................... 8
1.1. Tổng quan về hoạt động marketing trong doanh nghiệp..................................8
1.1.1. Khái niệm, quan điểm về marketing ..........................................................8
1.1.2. Vai trò của marketing trong doanh nghiệp...............................................19
1.2. Nội dung cơ bản hoạt động marketing mix của doanh nghiệp ngành nhựa
nguyên liệu.............................................................................................................22
1.2.1. Chính sách về sản phẩm ...........................................................................25
1.2.2. Chính sách về giá cả.................................................................................27
1.2.3. Chính sách về phân phối ..........................................................................31
1.2.4. Chính sách về xúc tiến hỗn hợp - truyền thông........................................32
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động marketing mix.............................35
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA CHÂU ÂU..................................................... 38
2.1. Tổng quan về công ty Công ty cổ phần nhựa Châu Âu..................................38
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần nhựa Châu Âu ..............................38
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần nhựa
Châu Âu..............................................................................................................44
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing mix tại Công ty cổ phần nhựa Châu Âu ....47
2.2.1. Chính sách về sản phẩm ...........................................................................47
2.2.2. Chính sách về giá cả.................................................................................53
2.2.3. Chính sách về phân phối ..........................................................................54
2.2.4. Chính sách về xúc tiến hỗn hợp - truyền thông........................................55
2.3. Đánh giá hoạt động Marketing mix của Công ty cổ phần nhựa Châu Âu......57
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc, điểm mạnh của hoạt động Marketing mix.......57
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân .............................................59
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA
CHÂU ÂU....................................................................................................... 64
3.1. Định hƣớng hoạt động marketing của Công ty cổ phần nhựa Châu Âu.........64
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing mix tại Công ty
cổ phần nhựa Châu Âu...........................................................................................66
3.2.1. Giải pháp sản phẩm ..................................................................................66
3.2.2. Giải pháp phát triển kênh phân phối ........................................................67
3.2.3. Giải pháp xúc tiến hỗn hợp - truyền thông...............................................68
3.2.4. Giải pháp nhân sự.....................................................................................68
3.2.5. Nâng cao nhân ̣ thƣ́ c về vai trò quan tron ̣ g của hoạt động marketing.......69
3.2.6. Hoàn thiện tổ chức bộ máy marketing .....................................................70
KẾT LUẬN..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 75
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành sản xuất nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát
triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trƣởng trung bình trong 10 năm
trở lại đây là 15 - 20%. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm
nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị
điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành
viễn thông và giao thông vận tải. Tiêu dùng trong và ngoài nƣớc tăng tạo điều
kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam tăng trƣởng nhanh trong
nhiều năm tới. Do nhu cầu cấp thiết cần nâng cấp công nghệ sản xuất và
đa dạng hóa sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài
nƣớc, Việt Nam đã nhập khẩu nhiều trang thiết bị và máy móc sản xuất nhựa
tiên tiến hơn cùng vật liệu nhựa chất lƣợng cao hơn.
Theo quyết định 2992/QĐ-BTC [3] phê duyệt Quy hoạch phát triển
ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, mục
tiêu phát triển ngành Nhựa Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh với tốc
độ tăng trƣởng cao và bền vững. Từng bƣớc xây dựng và phát triển ngành
Nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, xử lý
phế liệu nhựa và chế biến thành nguyên liệu, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu
trong nƣớc để trở thành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vững chắc
vào kinh tế khu vực và thế giới. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành Nhựa theo
giá so sánh năm 1994 đến năm 2015 đạt 78.500 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt
181.577 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 390.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng
giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17,56%; giai đoạn 2016
- 2020 đạt 18,26% và giai đoạn 2021 - 2025 đạt 16.25%. Phấn đấu tỷ trọng
ngành Nhựa so với toàn ngành Công nghiệp đến năm 2015 đạt 5,0%, đến năm
2020 đạt 5,5% và đến năm 2025 đạt 6,0%. Chuyển dịch cơ cấu các nhóm sản

phẩm nhựa theo hƣớng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và
nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng và
nhựa kỹ thuật. Mục tiêu đến năm 2015 nhóm sản phẩm nhựa bao bì chiếm tỷ
trọng 36%; nhựa gia dụng 20%; nhựa vật liệu xây dựng 23% và nhựa kỹ thuật
21%. Năm 2020 tỷ trọng các nhóm tƣơng ứng là 34%; 18%; 25% và 23%.
Đến năm 2025 tỷ trọng các nhóm tƣơng ứng là 31%; 17%; 27% và 25%. Sản
lƣợng các sản phẩm ngành Nhựa đến năm 2015 đạt 7,5 triệu tấn, đến năm
2025 đạt 12,5 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 2,15 tỷ USD,
đến năm 2020 đạt 4,3 tỷ USD. Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt
15,43%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,87%.
Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) [17], tổng kim ngạch xuất khẩu
toàn ngành năm 2013 đạt 2,215 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2012. Dự báo
năm 2014, tăng trƣởng xuất khẩu ngành nhựa đạt từ 13,5% đến 16,5% so với
năm 2013.
Đến nay, có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp nhựa, chủ yếu ở miền
Nam. Số lƣợng doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng và Long An chiếm 80% tổng số lƣợng doanh
nghiệp nhựa trên cả nƣớc trong khi số lƣợng doanh nghiệp ở miền Bắc và
miền Trung chỉ chiếm 15% và 5%.
Khoảng 80% nguyên liệu cho ngành nhựa hiện nay phải nhập khẩu.
Nguồn nhập khẩu rất đa dạng và phong phú từ nhiều nƣớc Châu Âu, Châu Á.
Các loại nguyên liệu nhập khẩu hiện nay trong ngành Nhựa bao gồm trên 40
loại nguyên liệu trong các nhóm PP, LDPE, HDPE, PS, ABS, PA, PVC,
PVA, PVAc, PET, …đƣợc nhập khẩu từ nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Thái
Lan, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Arab Saudi,
Mỹ, Đức, Pháp,… Hiện nay, do ngành Nhựa Việt Nam đang phát triển nhanh
nên số lƣợng nguyên liệu nhập khẩu hàng năm rất lớn, khoảng 2,2 triệu tấn
mỗi năm, trong khi sản xuất trong nƣớc chỉ mới đáp ứng đƣợc khoảng
450.000 tấn (tƣơng ứng 20% nhu cầu).
Hiện nay, giá bán của các doanh nghiệp Việt Nam luôn cao hơn Trung
Quốc, Ấn độ khoảng 10 - 15%. Ngoài ra, đa số các loại nguyên liệu nhựa đều
đƣợc sản xuất từ dầu mỏ nên những biến động về giá đối với mặt hàng này
cũng là một thách thức đối với ngành nhựa Việt Nam. Mẫu mã và chủng loại
sản phẩm nhựa của Việt Nam còn đơn điệu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đa
dạng của các nhà nhập khẩu, của các ngành kinh tế sử dụng sản phẩm nhựa kỹ
thuật. Thêm vào đó, ngành công nghiệp tái chế phế liệu nhựa ở nƣớc ta vẫn
chƣa phát triển nên các doanh nghiệp nhựa trong nƣớc không thể tận dụng
đƣợc nguồn nguyên liệu tái chế dồi dào vào sản xuất nhằm tạo những sản
phẩm có giá cạnh tranh hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đang
phải chịu áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp FDI có thế mạnh về vốn,
kỹ thuật, kinh nghiệm và thị phần.
Trong điều kiện ngành nhựa nguyên liệu còn khá non trẻ và xu hƣớng
cạnh trạnh rất mạnh mẽ từ các đối thủ trong và ngoài nƣớc. Marketing là một
trong những công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trƣờng.
Marketing trong thị trƣờng công nghiệp đƣợc phân biệt với marketing tiêu
dùng ở bản chất mà khách hàng mà nó hƣớng tới - khách hàng công nghiệp.
Ngoài ra, marketing công nghiệp còn có một số đặc trƣng khác nhƣ: cầu phái
sinh, sự đa dang và phức tạp của sản phẩm công nghiệp, hệ thống marketing
mix đặc thù.
Marketing mix là tập hợp những công cụ Marketing mà doanh nghiệp
sử dụng để đạt đƣợc các mục tiêu trong một thị trƣờng đã chọn. Các công cụ
Marketing đƣợc pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để
ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trƣờng.

Công ty cổ phần nhựa Châu Âu (EuroPlast) đƣợc thành lập từ năm
2007, có trụ sở chính tại khu Công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa nguyên liệu. Các hoạt động
sản xuất kinh doanh hiện nay bao gồm: sản xuất hạt nhựa màu cô đặc; sản
xuất chất độn filler; sản xuất hạt nhựa phụ gia, dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật sản
phẩm nhựa và hoạt động khai khoáng. Để hoàn thành mục tiêu phát triển
vững bền thị trƣờng trong nƣớc và vƣơn ra mạnh mẽ thị trƣờng quốc tế, Công
ty cổ phần nhựa Châu Âu đang đứng trƣớc nhiều thách thức và cơ hội lớn, ý
thức đƣợc những điều đó, Công ty phải chú trọng vào công tác Marketing mix
nhằm tìm ra những chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, thu hút khách hàng, tạo
ra những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ để phát triển bền vững. Trên cơ sở đó,
tác giả đề xuất thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoạt động Marketing mix tại
Công ty cổ phần nhựa Châu Âu” cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Marketing công nghiệp là những hoạt động marketing nhằm vào việc
bán các loại hàng hoá/dịch vụ cho các doanh nghiệp hay tổ chức để sử dụng
trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của họ. Marketing công nghiệp là đề tài
đã có nhiều nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nƣớc.
Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, NXB Lao động - Xã hội, khái
quát, tổng kết lý thuyết về hoạt động marketing, marketing mix trong doanh
nghiệp.
Hồ Thanh Lan (2009), Marketing công nghiệp, NXB Giao thông vận
tải, đã khái quát về môi trƣờng, khách hàng và quá trình marketing công
nghiệp. Chỉ ra nội dung chính về marketing mix trong công nghiệp.
Theo Ştefan Claudiu CĂESCU và Ionel DUMITRU [12], bất kỳ sản
phẩm giao dịch trên thị trƣờng trong quá trình phát triển của nó từ nguyên liệu
đến thành phẩm đều phải trải qua một số các giao dịch trên thị trƣờng công
nghiệp. Trong thị trƣờng công nghiệp, môi trƣờng cạnh trạnh và marketing
mix cơ bản là khác so với trong thị trƣờng tiêu dùng
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về marketing mix trong
tiêu dùng (nhƣ sản xuất đồ uống, thực phẩm, dƣợc phẩm,…), dịch vụ, du lịch
khách sạn, internet, viễn thông,…
Tuy nhiên, qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tác giả chƣa thấy có đề
tài nào nghiên cứu về hoạt động marketing mix của doanh nghiệp sản xuất
nhựa nguyên liệu và Công ty cổ phần nhựa Châu Âu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động marketing, marketing
mix của doanh nghiệp trong ngành nhựa nguyên liệu.
Phân tích, đánh giá về hoạt động marketing của công ty cổ phẩn nhựa
Châu Âu.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing mix của
công ty cổ phần nhựa Châu Âu.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên
cứu nhƣ sau:
 Các nội dung chính và vai trò trong hoạt động marketing mix của
doanh nghiệp ngành nhựa ?
 Thực trạng hoạt động markeitng mix của công ty cổ phần nhựa
Châu Âu hiện nay ?
 Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đƣa ra các khuyến nghị, đề
xuất về hoạt động marketing mix tại công ty cổ phần nhựa Châu
Âu ?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động marketing tại công ty cổ phần nhựa
Châu Âu

8KMYa6H9nGirXm3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status