Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính của trường đại học công lập ở Việt Nam. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự quản lý tài chính của trường đại học và đưa ra kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về lĩnh vực này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Khái quát về Trường Đại học Thương mại, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường thời gian qua, làm rõ những thành công đạt được và những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục. Đề xuất một số giải pháp: giải pháp khai thác nguồn thu của Trường Đại học Thương mại; giải pháp quản lý chi tiêu và phân phối chênh lệch thu chi của Trường Đại học Thương mại nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của trường Đại học Thương mại trong thời gian tới
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Các quan niệm về quản lý tài chính của trƣờng đại học
1.1.1. Vài nét cơ bản về giáo dục đại học
1.1.2. Vai trò của giáo dục đại học
1.1.3. Đặc điểm về nguồn tài chính cho giáo dục đại học
1.1.4. Quan niệm về quản lý tài chính của các Trường đại học
1.2. Nội dung quản lý tài chính của trƣờng đại học
1.2.1. Quản lý nguồn thu
1.2.2. Quản lý chi tiêu
1.2.3. Quản lý và sử dụng các quỹ
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý tài chính của trƣờng đại học
1.3.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
giáo dục đào tạo
1.3.2. Hình thức sở hữu và quy mô của trường đại học
1.3.3. Trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý của trường đại học
1.3.4. Điều kiện, môi trường kinh tế - xã hội
1.4. Kinh nghiệm trong quản lý tài chính giáo dục đại học
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Thƣơng mại
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường ĐHTM
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Quy mô đào tạo, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán – tài chính của Trường ĐHTM
2.2. Thực trạng quản lý tài chính của Trƣờng ĐHTM
2.2.1. Quản lý nguồn thu của Trường ĐHTM
2.2.2. Quản lý chi của Trường ĐHTM
2.2.3. Quản lý chênh lệch thu chi
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý tài chính của Trƣờng ĐHTM
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA TRƢỜNG ĐHTM
3.1. Định hƣớng phát triển của Trƣờng ĐHTM
3.1.1. Quan điểm về đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo của Đảng và
Nhà nước
3.1.2. Định hướng phát triển của Truờng ĐHTM
3.1.3. Quan điểm về hoàn thiện quản lý tài chính của Trường ĐHTM
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của Trƣờng ĐHTM
3.2.1. Giải pháp khai thác nguồn thu của Trường ĐTM
3.2.2. Giải pháp quản lý chi tiêu và phân phối chênh lệch thu chi của
Trường ĐHTM
3.3. Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Giáo dục và Đào tạo được coi là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội của một quốc gia, trong đó giáo dục đại học mang ý nghĩa
quyết định. Sản phẩm của GD ĐH hoàn toàn khác biệt so với các cấp giáo dục
khác. Ở đó cung cấp một nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành kinh tế
quốc dân, cho phép kiến tạo ra nhiều giá trị gia tăng với cả số lượng và chất
lượng.
Ngày nay, thế giới khẳng định rằng đầu tư cho giáo dục đào tạo nói
chung và GD ĐH nói riêng là đầu tư phát triển. Đảng và Nhà nước ta cũng
khẳng định “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” [5,tr82]. Điều đó chứng
tỏ chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư và phát triển hệ
thống giáo dục đặc biệt GD ĐH.
Trong hệ thống các giải pháp để phát triển nền GD ĐH, giải pháp mang ý
nghĩa chiến lược là cần tăng cường nguồn tài chính nhằm bổ sung, phát
triển cơ sở vật chất cho GD ĐH. Theo đó cần thiết phải tăng đầu tư từ ngân
sách Nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục,
đổi mới cơ chế quản lý tài chính, chuẩn hoá và hiện đại cơ sở trường lớp,
trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập.
Trường Đại học Thương Mại là trường đại học công lập trực thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo được thành lập theo quyết định số 733/NT ngày 14 tháng
9 năm 1961 trên cơ sở thống nhất các trường Thương nghiệp Trung ương,
Trung cấp Thương nghiệp và Trung cấp Thương phẩm làm một trường, lấy
tên là Trường Thương nghiệp Trung ương. Năm 1965, trường được giao
nhiệm vụ đào tạo đại học. Năm 1979, trường đổi tên là Trường Đại học
Thương nghiệp. Ngày 02 tháng 05 năm 1994, theo quyết định số 203/TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên trường Đại học Thương nghiệp thành
trường Đại học Thương Mại. Trong suốt quá trình đào tạo, đặc biệt là từ
những năm đổi mới nền kinh tế, nhà trường đã đầu tư nhiều công sức nghiên
cứu đổi mới mục tiêu đào tạo ngành nghề, cơ cấu kiến thức, xây dựng hệ
thống các chương trình, giáo trình, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo
nhằm đáp ứng các yêu cầu hội nhập và phát triển của nền kinh tế. Để đạt được
điều đó thì một trong những vấn đề quan trọng là phải đổi mới công tác quản
lý tài chính của trường Đại học Thương Mại cho phù hợp với tình hình mới
và xu hướng chung của giáo dục đại học. Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện quản lý
tài chính tại trường Đại học Thương Mại” đã được lựa chọn để làm luận văn
thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu:
* Hoàn thiện quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp hành chính có
thu nói chung và hoàn thiện quản lý tài chính của các trường đại học nói riêng
đã được Nhà nước, các Bộ, Ngành và nhiều Trường Đại học quan tâm. Các
chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước như:
- Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 01 năm
2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
- Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21 tháng 03 năm 2002 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01
năm 2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- Thông tư số 81/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16 tháng 09 năm
2002 hướng dẫn kiểm soát chi đối với cơ quan hành chính Nhà nước thực
hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đơn vị thực hiện chế độ
tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
* Các công trình nghiên cứu như các bài viết đăng trên các tạp chí, luận
văn, luận án...đều đã trực tiếp hay gián tiếp đề cập tới hoàn thiện quản lý tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp hành chính nói chung và các đơn vị sự
nghiệp hành chính có thu nói riêng như:
- Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở các trường
trực thuộc Đại học Quốc Gia Hà nội”- Lê Thị Quyên, Đại học Thương Mại,
2007.
- Luận văn thạc sỹ “Tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các
đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc gia Hà nội”- Trần Thị Thu Hà, Đại
học Kinh tế quốc dân, 2007.
- Luận văn Thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam” - Phan Việt Nga, Đại học Kinh tế quốc dân,
2004.
- Luận văn thạc sỹ “Quản lý thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam”, Cao
Thị Thu Hương, Đại học Quốc gia Hà nội, 2006.
- Ngoài ra, rất nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí đều có đề cập đến
việc hoàn thiện quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu ...Tuy
nhiên, cho đến thời điểm hiện nay thì chưa có một đề tài nào đề cập đến việc
hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường ĐHTM.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích:
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
hành chính có thu nói chung và của các trường đại học công lập Việt Nam nói
riêng, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.Từ đó đề xuất các
giải pháp đổi mới và hoàn thiện việc quản lý tài chính tại Trường ĐHTM
trong điều kiện hiện nay.


673Y3NWbqIRaIv9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status