xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5 - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 4
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 5
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6
3.1. Mục đích nghiên cứu 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu 7
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP 8
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1.1. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa tiếng Việt 8
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa trong Tiếng Việt 8
1.1.1.1.1. Từ đồng nghĩa 8
1.1.1.1.2. Từ trái nghĩa 11
1.1.1.1.3. Từ nhiều nghĩa 13
1.1.1.2. Đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa 15
1.1.2. Phát triển năng lực giao tiếp qua dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa 18
1.1.2.1. Vài nét về quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 18
1.1.2.2. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa với việc phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Tiểu học 21
1.1.3. Đặc điểm tâm lí, tư duy của học sinh trong tiếp nhận từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa 22
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 23
1.2.1. Nội dung dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt 5 23
1.2.1.1. Nội dung dạy học lí thuyết 23
1.2.1.2. Hệ thống bài tập 25
1.2.2. Thực trạng dạy học và xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa tại thành phố Huế 27
Chương 2. XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5 31
2.1. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC 31
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng tư liệu dạy học 31
2.1.1.1. Bám sát mục tiêu và nội dung dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa 31
2.1.1.2. Đảm bảo phát huy tính tích cực, sáng tạo và kĩ năng giao tiếp cho học sinh 31
2.1.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng, tính hấp dẫn 32
2.1.1.4. Đảm bảo tính tiện ích trong sử dụng 33
2.1.2. Quy trình xây dựng tư liệu dạy học 33
2.1.2.1. Phân tích và lựa chọn ngữ liệu dạy học 33
2.1.2.2. Cấu trúc và hình thành tư liệu dạy học 34
2.1.2.3. Tin học hóa tư liệu dạy học bằng phần mềm Microsoft PowerPoint 35
2.1.2.4. Kiểm tra, điều chỉnh tư liệu dạy học 35
2.2. TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA 36
2.2.1. Giới thiệu hệ thống tư liệu dạy học 36
2.2.1.1. Tư liệu dạy học Từ đồng nghĩa 37
2.2.1.2. Tư liệu dạy học Từ trái nghĩa 44
2.2.1.3. Tư liệu dạy học Từ nhiều nghĩa 50
2.2.2. Hướng dẫn sử dụng tư liệu dạy học 56
2.2.2.1. Từ góc độ phương tiện kĩ thuật 56
2.2.2.2. Từ góc độ phương tiện dạy học 57
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 59
3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm 63
3.3.2. Quan sát giờ học 63
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 64
3.4.1. Nhận xét tiến trình dạy học 64
3.4.2. Nhận xét mức độ thực hiện các hình thức tư liệu dạy học thông qua tiết dạy 64
3.4.3. Rút kinh nghiệm cho bản thân qua các tiết dạy 65
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Chương trình Tiếng Việt tiểu học 2000 được xây dựng theo quan điểm giao tiếp, tích hợp và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Mục tiêu hàng đầu của dạy học Tiếng Việt được xác định là “rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong môi trường phù hợp lứa tuổi”. Dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp không những hướng đến mục tiêu dạy để giao tiếp mà còn chú trọng việc xây dựng nội dung, hệ thống phương pháp, phương tiện hỗ trợ để đảm bảo dạy bằng giao tiếp. Những định hướng về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện sau 2015 cũng nhấn mạnh việc phát triển một cách hiệu quả ở học sinh các năng lực học tập, trong đó có năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. Từ định hướng “kĩ năng” sang những phác thảo mới mang tên “năng lực” là một sự vận động, “chuyển hóa về chất” các thao tác lời nói và thao tác trí tuệ. Xây dựng, chuẩn bị một tư liệu hỗ trợ học tập các đơn vị từ vựng tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực chính là một bước đi mới trong thời điểm chuyển giao này.
1.2. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” và như trên đã nói, dạy ngôn ngữ cần hướng tới việc dạy để giao tiếp và dạy bằng giao tiếp. Luyện từ và câu là một phân môn có nhiệm vụ làm giàu vốn từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ và cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa là những nội dung dạy học khá thú vị trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5. Tính uyển chuyển trong biểu đạt nghĩa, giá trị gợi tả, biểu cảm cao từ những “thăng hoa” về nghĩa trong thực tiễn sử dụng từ được thể hiện khá rõ nét trong các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa. Khả năng vận dụng các lớp từ này trong hoạt động giao tiếp rất thường xuyên. Việc xây dựng một tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa vì thế thật sự cần thiết và hữu ích.
1.3. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí và giáo viên tiểu học khá tích cực trong việc tập hợp, xây dựng các tư liệu dạy học Tiếng Việt. Mặc dù vậy, các tư liệu dạy học chỉ dừng ở mức độ đơn giản, riêng rẽ, chưa có tính hệ thống, chưa đảm bảo được tính đa dạng, tính hấp dẫn... Xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5 nhằm hướng đến thiết kế một tư liệu đảm bảo được các yêu cầu giáo dục, đồng thời mang lại một kênh thông tin hữu ích để giáo viên và học sinh lựa chọn trong quá trình thực hành tiếng Việt. Tư liệu này cũng hi vọng có thể góp phần phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa là các lớp từ vựng tiếng Việt có vị trí quan trọng, được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về Từ vựng học như Đại cương ngôn ngữ học (tập 2) của Đỗ Hữu Châu; Nhập môn Ngôn ngữ học của Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán; Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn của Trương Chính; Từ đồng nghĩa tiếng Việt của Nguyễn Đức Tồn. Các công trình nghiên cứu không những cung cấp một hệ thống các tri thức lí luận khái quát về lớp từ vựng có quan hệ về ngữ nghĩa mà còn khẳng định vai trò của các lớp từ này trong hoạt động giao tiếp. Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn mang đến một tập hợp từ “gần âm, gần nghĩa” và bằng việc “cung cấp nghĩa trong tương quan với các từ trong từng nhóm, đủ để giúp cho sự phân biệt giữa các từ trong nhóm”, tác giả đã làm giàu thêm vốn từ cho người đọc, đồng thời phát triển kĩ năng so sánh, phân biệt nghĩa và năng lực vận dụng từ trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.
Vấn đề dạy học từ, dạy học từ vựng ở nhà trường phổ thông cũng được đề cập đến trong khá nhiều các công trình về phương pháp dạy học. Tiêu biểu là Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II của Lê Phương Nga; Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học của Lê Thị Thanh Nhàn; Dạy học Từ ngữ ở tiểu học của Phan Thiều – Lê Hữu Tỉnh. Mặc dù được viết trên nền của ngữ liệu dạy học cũ song cho đến nay, công trình của Phan Thiều và Lê Hữu Tỉnh vẫn còn nguyên giá trị. Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về từ vựng, trong đó tác giả đã giành rất nhiều trang viết cho hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong ngôn ngữ. Đặc biệt, từ cuốn sách này, mối quan hệ giữa lí luận ngôn ngữ và thực tiễn dạy học các đơn vị từ vựng được thể hiện một cách rõ nét. Những mô tả về nội dung dạy học các lớp từ trên cùng những chỉ dẫn về cách thức, phương pháp tổ chức bài học thực sự có ý nghĩa với quá trình triển khai xây dựng tư liệu dạy học mà đề tài hướng tới.
Về xây dựng tư liệu dạy học và các vấn đề lí luận liên quan đến định hướng dạy học giao tiếp, có thể kể đến các bài viết, các đề tài nghiên cứu sau:
 Xây dựng tư liệu dạy học về từ loại nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint và Violet (đề tài khóa luận tốt nghiệp) của Hoàng Thị Huê.
 Xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ giải nghĩa từ trong dạy học Luyện từ và câu lớp 4, 5 bằng phần mềm PowerPoint và Violet (đề tài khóa luận tốt nghiệp) của Nguyễn Thị Yến.
 Một số vấn đề về dạy học từ và câu ở tiểu học theo quan điểm giao tiếp (bài báo) của Trần Thị Quỳnh Nga.
Những tư liệu nêu trên đã cho chúng tui nền tảng cơ sở lí luận vững chắc và định hướng quý báu trong việc triển khai đề tài.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh nhằm bổ sung, hoàn thiện tư liệu dạy học Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học; góp phần nâng cao chất lượng dạy học các lớp từ vựng tiếng Việt và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực giao tiếp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề lí luận về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa; về định hướng dạy học giao tiếp.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học; thực trạng dạy học các lớp từ vựng tiếng Việt.
- Sưu tầm, thiết kế nhằm hoàn thiện tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lí luận về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa.
- Hình thức tư liệu dạy học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân tích, xử lí nguồn tài liệu, tổng hợp thông tin và rút ra các kết luận sư phạm.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: sử dụng nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa.
- Phương pháp thiết kế tư liệu dạy học: giúp hình thành nguồn tư liệu dạy học về các lớp từ vựng tiếng Việt.
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của đề tài được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp
Chương 2: Xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm




9CB1zJw6zYMcsTI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status