Xác định mức sẵn lòng trả (WILLINGNESS TO PAY WTP) của các hộ chăn nuôi cho việc cải thiện mô hình biogas tại xã lê hồ, huyện kim bảng, tỉnh hà nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae


MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 7
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 8
Chương 1: TỔNG QUAN 9
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 9
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 9
1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội. 9
1.2. Phương pháp luận về xác định mức sẵn lòng trả ( WTP ) 11
1.2.1. Khái niệm sẵn sàng chi trả (Willingness to pay-WTP) 11
1.2.2. Khái niệm định giá ngẫu nhiên phụ thuộc 11
1.2.3. Các bước để thực hiện định giá ngẫu nhiên phụ thuộc 13
1.2.4. Ưu điểm, hạn chế và các điểm chú ý khi sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên phụ thuộc 14
1.3. Các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả tại Việt Nam 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ đối tượng nghiên cứu 18
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.3.1. Thời gian nghiên cứu 18
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu 18
2.4.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 18
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 18
2.4.3. Phương pháp xác định cỡ mẫu và chọn mẫu 19
2.4.4. Phương pháp định giá ngẫu nhiên 19
2.4.5.Phương pháp chuyên gia 22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
3.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu 23
3.2. Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi bằng mô hình Biogas ở xã Lê Hồ 26
3.3. Nhu cầu cải thiện môi trường sống và mô hình Biogas 30
3.4. Mức giá hộ gia đình sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện mô hình Biogas 30
3.4.1. Mức giá trung bình WTP 31
3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sẵn sàng chi trả 32
3.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức giá chi trả 36
3.5. Đề xuất giải pháp 43
KẾT LUÂN – KIẾN NGHỊ 45
KẾT LUẬN 45
KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC: PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN 49
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi ở nhiều địa phương nước ta phát triển khá mạnh, góp phần đưa đời sống người dân ngày một đi lên. Đi kèm với việc phát triển chăn nuôi là lượng chất thải phát sinh lớn gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Ngành chăn nuôi đóng góp 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất do thải ra các khí gây gia tăng hiệu ứng khí nhà kính [10]. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng thiết bị khí sinh học (mô hình Biogas) để xử lý lượng chất thải phát sinh,làm giảm ô nhiễm môi trường. Tuy vậy cho đến nay lượng chất thải này vẫn chưa được xử lý triệt để, đặc biệt dịch thải sau Biogas chưa đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường.Vì vậy, cần cải thiện quá trình xử lý hiệu quả chất thải của thiết bị khí sinh học.
Xã Lê Hồ là một xã thuần nông của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, nguồn thu chủ yếu của xã chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, cùng với trồng trọt thì chăn nuôi gia súc gia cầm cũng tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Tổng đàn gia súc gia cầm của xã là 54.185 con trong đó gia súc là 4285 con, gia cầm là 4990 con [5]. Chăn nuôi trên địa bàn xã vẫn tồn tại phổ biến ở quy mô nông hộ, những năm trở lại đây chất thải chăn nuôi phần lớn không được sử dụng trong trồng trọt. Chất thải được các hộ xử lý bằng mô hình Biogas, còn lại là thải trực tiếp ra cống rãnh hay chở đi vứt ở ven đường, mương máng.
Hiện nay theo thống kê trên địa bàn xã có 124 hộ sử dụng mô hình Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi của hộ gia đình nhà mình [5].Tuy nhiên hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi Biogas ở nhiều hộ gia đình nhưng không đảm bảo về mặt kỹ thuật, vận hành. Chất thải trong bể Biogas không được bơm hút thường xuyên định kỳ. Nhận thức của người dân về quy trình vận hành các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy nước thải chăn nuôi tràn ra cống rãnh, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, các mầm bệnh trong nước thải, phân thải có thể phát tán rộng trong cộng đồng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người và động vật. Trước thực trạng trên để đảm bảo chất lượng nước thải từ Biogas thì cần có giải pháp cải thiện mô hình Biogas trước khi đưa chất thải ra môi trường.
Thông tin về tỷ lệ và mức sẵn sàng chi trả của các hộ gia đình cho việc cải thiện mô hình Biogas hiện có là hữu ích cho những nhà hoạch định chính sách trong việc đánh giá tính khả thi của dự án cải thiện mô hình Biogas. Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả xử lí chất thải chăn nuôi bằng mô hình Biogas, hiện trạng xử lí chất thải chăn nuôi bằng mô hình Biogas. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về khía cạnh kinh tế đặc biệt là về tỷ lệ và mức sẵn lòng chi trả của các hộ sử dụng mô hình Biogas cho việc cải thiện mô hình Biogas hiện có xuất phát từ lí do đó tui lựa chọn đề tài : “Xác định mức sẵn lòng trả (WILLINGNESS TO PAY - WTP) của các hộ chăn nuôi cho việc cải thiện mô hình Biogas tại xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”. Đề tài vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1. Đánh giá sơ bộ chất lượng nước thải chăn nuôi sau khi xử lý bằng mô hình Biogas;
2. Xác định nhu cầu của người dân về cải thiện mô hình Biogas và xác định mức độ sẵn lòng trả (WTP) của hộ dân cho việc cải thiện hệ thống Biogas hiện có;
3. Đề xuất giải pháp cải thiện mô hình Biogas.














Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Lê Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 60km. phía đông giáp xã Đại Cương, phía Nam giáp xã Đồng Hóa, phía tây giáp 2 xã: Tương Lĩnh và Nguyễn Uý.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng không có đồi núi, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
c. Khí hậu
Xã Lê Hồ huyện Kim Bảng mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 230C nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 160C và cao nhất vào tháng 7 là 290C. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.800-2.200 mm, trong đó thấp nhất là 1.300 mm và cao nhất là 4.000 mm. [15]
1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội.
a. Diện tích, dân số
Diện tích
Xã Lê Hồ có tổng diện tích đất đai tự nhiên là 7,35km2 , trong đó diện tích đất canh tác là 521,95ha.
Dân số
Toàn xã có 2300 hộ với 8762 nhân khẩu, Đơn vị hành chính bao gồm 5 thôn: Phương Thượng, Phương Đàn, Đồng Thái, An Đông, Đại Phú với 17 xóm.[1]
b. Kết cấu hạ tầng
Cấp điện, nước
100% các hộ dân trong xã được sử lưới điện quốc gia. Trong những năm qua hệ thống lưới điện hạ thế đã được chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp, góp phần giảm tổn thất điện năng, phục phụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.
Tại xã có một trạm cấp nước sạch, cung cấp nước sạch cho các hộ dân trong xã.Tỷ lệ dân c¬¬¬ư sử dụng n¬¬ước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 92 % .[1]
Giao thông, thông tin liên lạc, xây dựng cơ bản
Phía bắc xã Lê Hồ có đường 38 chạy qua, xã nằm trên Quốc lộ 60 nên xã có vị trí giao thông hết sức quan trọng. Xã có trục đường liên xã chạy qua theo hướng Đông Nam – Tây Bắc từ xã Đông Hóa đến xã Nguyễn Uý.
Năm 2012 toàn xã tập chung xây dựng bê tông đường trục làng, đường xóm, mở rộng mặt đường trục chính nội đồng và từng bước mở rộng sân chơi của nhà văn hóa các thôn. Thi công xây dựng đường bê tông trục đường thôn và đường xóm được 1746 m. [1]
Toàn xã có 100% thôn, xóm sử dụng máy điện thoại với tỷ lệ 11,5máy trên 100 dân. Xã có 1 đài truyền thanh cơ sở, 98% số dân trong xã được nghe đài truyền thanh bốn cấp.

NnV5Q5yKqm961BY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status