Cương lĩnh dân tộc của Lênin và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta ngày nay - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc
Nội dung Cương lĩnh dân tộc của Lênin và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta ngày nay.
BÀI LÀM
Vấn đề dân tộc là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng XHCN và hiện nay cũng đang là một vấn đề thực tiễn nóng bỏng. Hàng ngày, hàng giờ qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta luôn được nghe, được thấy các cuộc chiến tranh đã, đang và nhiều nơi trên thế giới có nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa các dân tộc, sắc tộc. Những vấn đề về chiến tranh dân tộc đang đặt ra trên thế giới đòi hỏi phải được giải quyết một cách đúng đắn và thận trọng. Thế giới đã có những giải pháp khác nhau từ đàm phán chính trị đến quân sự… nhưng nó chỉ có thể tạm lắng xuống vào từng thời điểm và luôn có nguy cơ bùng nổ trở lại. Sở dĩ như vậy là vì các giải pháp đưa ra không hoàn chỉnh, triệt để, thậm chí chỉ là những mưu lược để “nén” vấn đề dân tộc lại. Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, cần hiểu rõ vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc cần giải quyết ra sao, qua đó xác định được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề dân tộc, xác định xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc và từ đó đề ra phương hướng giải quyết tốt nhất, triệt để nhất. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng các quan điểm khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc .
1. Nội dung Cương lĩnh dân tộc của Lênin
Trước tiên, dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được hình thành và phát triển trong lịch sử, sống trên cùng một lãnh thổ nhất định, có chung một mối quan hệ về kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý. Đặc trưng chung cơ bản và quan trọng nhất của một dân tộc là có chung một cách sinh hoạt kinh tế - đây là cơ sở nền tảng cho sự vững chắc của cộng đồng dân tộc.
Trên thế giới, sự hình thành của các cộng đồng dân tộc diễn ra không đồng đều. Ở Châu Âu, dân tộc ra đời gắn liền với sự ra đời và phát triển của CNTB; còn ở châu Á, trước khi CNTB thâm nhập, do trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm và thiên nhiên để sinh tồn, các cộng đồng người kết hợp lại với nhau hình thành một quốc gia độc lập, vì thế dân tộc được ra đời sớm hơn khi CNTB hình thành.
Từ khi dân tộc ra đời, vấn đề dân tộc luôn luôn được đặt ra và thu hút sự chú ý của mọi giai cấp và tầng lớp xã hội quan tâm. Nội dung của vấn đề dân tộc, trước tiên là quan hệ giữa các tộc người trong một xã hội nằm trong khuôn khổ một quốc gia dân tộc về các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ… và những vấn đề này thường kết hợp với những lợi ích giai cấp, nên các phong trào dân tộc đều mang tính giai cấp sâu sắc. Ngày nay, tình hình dân tộc trên thế giới diễn biến rất phức tạp, đa dạng và gay gắt, giảii quyết vấn đề này ở từng lúc, từng nơi có khi phải bằng vũ trang quân sự. Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc, như ở Tiệp Khắc cũ, Liên Xô cũ, Nam Tư cũ, Inđônêsia hay vấn đề ở Đông Timor... Vấn đề dân tộc còn đề cập đến quan hệ giữa các quốc gia dân tộc và sự phát triển của thế giới nói chung với tư cách là công đồng quốc tế của các dân tộc.
Vấn đề dân tộc luôn gắn với tính giai cấp và mỗi giai cấp đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp mình trong quan niệm và tham gia phong trào dân tộc. Đối với các nước XHCN thì bao giờ quan hệ dân tộc và quan hệ giai cấp cũng gắn bó với nhau, giải quyết vấn đề dân tộc chính là giải quyết vấn đề giai cấp và ngược lại. Còn đối với các nước TBCN thì giai cấp thống trị luôn lợi dụng vấn đề dân tộc để phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, vì thế quan hệ dân tộc và quan hệ giai cấp tách rời nhau, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp tách rời nhau.
Khi nghiên cứu vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc trong điều kiện của CNTB, Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan trong phong trào dân tộc. Một là xu hướng phân lập, do sự thức tỉnh, trưởng thành của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân cư muốn tách ra thành lập quốc gia dân tộc độc lập. Hai là xu hứơng liên hiệp giữa các dân tộc lại với nhau, do sự phát triển của LLSX, của khoa học và công nghệ. Ngày nay, các dân tộc có xu hướng liên kết, hợp tác với nhau trong quan hệ thị trường mở rộng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi (Ví dụ như thị trường chung châu Âu, châu Á (ASEAN)…). Tuy nhiên, hai xu thế này là một thể thống nhất, mỗi nước đều có chủ quyền độc lập, quyền tự chủ, tự quyết nhằm xây dựng quốc gia dân tộc mình phồn vinh, công bằng, văn minh bên cạnh sự hòa nhập cộng đồng quốc tế. Hiện nay, vấn đề dân tộc, giai cấp đã trở thành một vấn đề vừa có tính quốc gia, vừa có tính quốc tế, vừa có tính thời sự vừa có tính lâu dài.
Dựa trên sự phân tích hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc và dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm phong trào cách mạng thế giới trong việc gỉai quyết vấn đề dân tộc, Lênin đã đưa ra Cương lĩnh Dân tộc với 3 vấn đề chính bao gồm :



u0dN56nhJ7C96A5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status