Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Luận văn ThS. Tài chính và ngân hàng -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. Phân tích và đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga (NHLD Việt Nga). Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHLD Việt Nga
MƠ ̉ ĐẦ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, thƣờng chiếm tỉ trọng
lớn nhất trong tổng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại (NHTM).
Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao.
- Chấp nhận và quản lý rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh
ngân hàng. Tuy nhiên, các loại rủi ro phải đƣợc ngân hàng tính đến trong chiến
lƣợc kinh doanh và cần đƣợc hiểu thấu đáo, đo lƣờng, kiểm soát và nằm trong
khả năng sẵn sàng ứng phó của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng giữ vai trò
trung tâm trong hệ thống quản trị rủi ro, là chìa khoá giúp các nhà quản trị ngân
hàng đạt đƣợc mục tiêu đảm bảo lợi nhuận ổn định và ở mức mong muốn.
- Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các
NHTM với nhau và giữa khối NHTM trong nƣớc với khối NHTM nƣớc ngoài
(vốn có nhiều thế mạnh hơn về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm quản lý),
các NHTM phải tìm cách vƣợt qua khó khăn, chớp lấy cơ hội để có thể đứng
vững và phát triển. Mấu chốt quyết định thắng lợi trong cạnh tranh chính là công
tác quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro tín dụng. Nhƣ vậy, quản trị rủi ro tín
dụng vừa là nhu cầu, vừa là yêu cầu cấp bách đối với NHTM hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Mặc dù vấn đề RRTD và QTRRTD đã đƣợc quan tâm khá nhiều nhƣng
khi nghiên cứu tác giả nhận thấy: Phần lớn các nghiên cứu chƣa đi sâu nghiên
cứu cách nhận biết, đo lƣờng, phòng ngừa rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với các nghiên cứu ở trong nƣớc đã chỉ ra các giải pháp cần thiết để
phòng ngừa RRTD trong hoạt động ngân hàng, đặt ra đối tƣợng nghiên cứu là
vấn đề RRTD của ngân hàng, từ đó phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại các
NHTM Việt Nam và đƣa ra các giải pháp hạn chế và phòng ngừa. Tuy nhiên
các nghiên cứu vẫn chƣa đƣa ra một mô hình quản lý rủi ro tín công cụ thể.
- NHNN VN (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học : “Nâng cao năng lưc ̣
quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” , NXB Phƣơng
Đông, Hà Nội. Tác giả đã làm rõ hơn các khái niệm và lý luận trong việc đảm
bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Bên
cạnh đó tác giả còn đƣa ra những dự báo về xu hƣớng phát triển của nền kinh
tế trong khu vực và trên thế giới từ đó đề ra nhứng giải pháp khả thi góp phần
đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, tác giả
vẫn chƣa đƣa ra đƣợc những bất cập trong hoạt động quản lý rủi ro, vốn đƣợc
coi là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an toàn tín dụng cho hệ thống
ngân hàng.
- Nguyễn Văn Nam - Hoàng Xuân Quế (2002), Rủi ro tài chính, thực
tiễn và phương pháp đánh giá, NXB chính trị, Hà Nội. Đề tài của tác giả đã
đúc kết lại lý thuyết cơ bản về mô hình quản lý rủi ro tín dụng. Mặc dù những
đóng góp của tác giả là hoàn toàn đáng ghi nhận nhƣng nghiên cứu của tác giả
vẫn chƣa đi sâu cụ thể vào các vấn đề nợ xấu và quản lý nợ xấu.
- Ngoài ra vấn đề rủi ro tín dụng còn đƣợc đề cập ở các công trình
nghiên cứu khác nhƣ Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. Nghiên cứu đã giải thích những
vấn đề cơ bản về quản lý RRTD và đề xuất khung quản lý RRTD.
- Ủy ban Basel (2006), Các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hà ng
hiệu quả. Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc sự cần thiết phải ứng dụng những
nguyên tắc Basel về quản lý nợ cấu, từ đó xây dựng mô hình quản trị RRTD
đối với các NHTM.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu riêng biệt từ trƣớc đến nay về vấn
đề RRTD và QTRRTD, luận văn có điểm mới khác biệt so với các nghiên cứu
trên nhƣ sau: Tác giả lựa chọn cách tiếp cận việc quản lý nợ xấu tại ngân hàng
dựa trên phân tích tổng thể về mô hình tổ chức, phƣơng pháp đánh giá RRTD

và thực trạng RRTD. Bên cạnh đó tác giả sử dụng tối đa dữ liệu đƣợc công
bố, từ đó có thƣớc đo để so sánh với thực trạng và diễn biến nợ xấu đƣợc đƣa
ra bởi các ngân hàng trong nƣớc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong
kinh doanh ngân hàng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng liên doanh Việt Nga (NHLD Viêṭ Nga).
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại
NHLD Việt Nga.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Vấn đề quản trị rủi ro tín dụng của NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích tổ chƣ́ cquản trị rủi ro tín dụng tại
NHLD Việt Nga từ năm 2009 đến 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phân tích thực trạng, đối chiếu, so sánh với các quy định thông lệ tốt về quản
trị rủi ro tín dụng.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về khái niệm rủi ro tín dụng, các
phƣơng pháp đo lƣờng và các công cụ quản trị rủi ro tín dụng, các điều kiện
để áp dụng các phƣơng pháp và công cụ đó.
- Chỉ ra đƣợc những thành công, hạn chế của NHLD Việt Nga trong
việc quản trị rủi ro tín dụng; đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro tín dụng cho NHLD Viêṭ Nga.
7. Bố cục của luận văn (Nội dung chi tiết từng chƣơng)
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luân ̣ văn đƣơc ̣ kết cấu thành ba Chƣơng:

JRdfn1S28ct08NY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status