Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB Cầu Giấy - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Tài chính ngân hàng -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại (NHTM). Phân tích và đánh giá các biện pháp quản trị rủi ro tại VIB Cầu Giấy, chỉ ra những mặt thành công cũng như hạn chế và nguyên nhân của hoạt động quản trị rủi ro tại VIB Cầu giấy. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản trị rủi ro tại VIB Cầu Giấy

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, vì thế,
phát triển kinh tế đang là mục tiêu quan trọng. Phát triển kinh tế đề cập đến
mặt lượng, chất và các vấn đề xã hội. Trong đó, mặt lượng chỉ sự gia tăng
tổng mức thu nhập của nền kinh tế, đây là điều kiện cần để nâng cao mức
sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu phát triển khác.
Đóng góp vào sự phát triển đó phải kể đến các ngân hàng đã góp phần vào
việc nâng dần tỷ trọng của các ngành dịch vụ. cùng với sự phát triển đó là
việc tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều người. Từ năm 2006, Việt Nam
gia nhập WTO đã mở ra cơ hội cũng như thách thức đối với ngành ngân hàng
trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tiếp
cận gần hơn với trình độ và chuẩn mực quốc tế. Cơ hội tăng, đồng nghĩa với
rủi ro trong hoạt động ngân hàng tăng, từ đó, ảnh hưởng và thậm chí đe dọa
tới sự ổn định của mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam. Vì vậy, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro là yêu cầu bắt buộc
đối với mỗi ngân hàng.
Quản trị rủi ro là một cơ chế nhằm tạo ra sự ổn định trong ngân hàng
thông qua việc xác định, lập thứ tự ưu tiên, hạn chế và đo lường những ảnh
hưởng của mỗi quyết định. Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro mà NHTM
phải đối mặt có thể là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro
tác nghiệp... Trong vài năm gần đây, hoạt động ngân hàng Việt Nam tăng
trưởng khá nóng, tăng trưởng tín dụng nhanh, cùng với đó các vấn đề về
phòng chống rủi ro nhiều khi bị xem nhẹ dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ khó
đòi trong hệ thống ngân hàng tăng nhanh, trở thành "cục máu đông" trong nền
kinh tế Việt Nam, tạo sự bất ổn về môi trường kinh tế vĩ mô. Trước bối cảnh
đó, các ngân hàng thương mại đã phải nhìn lại mình, rà soát lại quy trình kinh
doanh cũng như các hoạt động quản trị rủi ro. Chí vì vậy, trong giai đoạn hiện
nay, quản trị rủi ro là một hoạt động rất được chú trọng của bất cứ ngân hàng
nào. Dưới góc độ một chi nhánh ngân hàng của Ngân hàng TMCP Quốc tế
Việt Nam, VIB Cầu Giấy cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc
nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Vì vậy, “Quản trị rủi ro tại Ngân hàng
TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB Cầu Giấy” được lựa chọn làm đề tài luận văn
của tác giả.
2. Tình hình nghiên cứu:
Nghiên cứu về vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro tại các NHTM không phải
là một vấn đề mới và đã có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về vấn đề này,
có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu sau đây :
Nghiên cứu của TS. Phạm Huy Hùng - Chủ tịch hội đồng quản trị
NHTMCP Công Thương Việt Nam về “Phương pháp quản trị rủi ro tác
nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” năm 2011 đăng trên Kỷ yếu
các công trình nghiên cứu ngành ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
Nguyễn Duy Sinh (2009): “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh
khoản trong các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam”, luận văn thạc sỹ
kinh tế, trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
“Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam (2005), kỷ
yếu Hội thảo khoa học, thường trực Hội đồng khoa học & Công nghệ ngân
hàng, Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam,
Nxb Phương Đông.
“Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam
(2007), hội thảo khoa học cấp Ngành, Học viện Ngân hàng – Ngân hàng
thương mại cổ phần Liên Việt.
Nguyễn Tường Vân (2004): “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý thanh
khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, học
viên Ngân hàng
Có thể nói, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khá nhiều vấn
đề của quản trị rui ro tại NHTM, tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu hoạt động
quản trị rủi ro tại một chi nhánh ngân hàng thương mại, và cụ thể ở đây là
Ngân hàng TMCP quốc tế VIB Cầu Giấy thì đề tài nghiên cứu không trùng
lặp với các công trình đã được công bố trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại ngân
hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy trên cơ sở khái quát hóa
một số vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro của NHTM và thực trạng quản trị rủi
ro tại VIB Cầu Giấy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát hóa một số vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tại các NHTM
- Phân tích thực trạng rủi ro trong các hoạt động của VIB Cầu Giấy
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro cho ngân
hàng VIB Cầu Giấy
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp quản trị rủi ro tại ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam VIB Cầu Giấy
- Phạm vi nghiên cứu: Quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP Quốc Tế
Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy từ năm 2009 đến 2011
5. Phương pháp nghiên cứu
Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn sử dụng
phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với phương
pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và



3m319eq6SWXLBel
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status