Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS.Tài chính và ngân hàng -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Hệ thống những lý luận cơ bản và xác định yêu cầu về ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung và kiểm soát chi NSNN nói riêng. Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ nguồn NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong thời gian qua (từ năm 2006 đến năm 2010) nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp khả thi và đưa ra các điều kiện thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong thời gian tới
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC ......................................................................................6
1.1. Một số khái niệm chung về Ngân sách Nhà nước và chi NSNN...............6
1.1.1. Ngân sách Nhà nước ................................................................... 6
1.1.2. Chi Ngân sách Nhà nước ............................................................ 8
1.2. Nội dung về công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước ...............13
1.2.1. Khái niệm về công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước ......... 13
1.2.2. Sự cần thiết kiểm soát chi ngân sách nhà nước ......................... 13
1.3. Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN .................16
1.3.1. Kiểm soát điều kiện chi NSNN qua KBNN................................. 16
1.3.2 Phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của KBNN trong công tác kiểm
soát chi NSNN..................................................................................... 17
1.3.3. Nguyên tắc đối với công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN:... 21
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ..........................................23
1.4.1. Những nhân tố khách quan........................................................ 23
1.4.2. Những nhân tố chủ quan ........................................................... 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.............................................................................25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC .................................27
2.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước .27
2.1.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN ................................................................................................. 27
2.1.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư Ngân sách Nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước ....................................................................... 37
2.2. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN..............49
2.2.1. Những kết quả đạt được:........................................................... 49
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................... 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.............................................................................63
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM
SOÁT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC....................................65
3.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân
sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn tới ...................65
3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện : ................................................................ 65
3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước............................................................... 66
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước............................................................................67
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập và phân bổ dự toán chi ngân
sách nhà nước..................................................................................... 67
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức chi
NSNN.................................................................................................. 69
3.2.3. Xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra:... 69 3.2.4. Thực hiện quản lý kiểm soát cam kết chi qua KBNN ................. 71
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt đối với các
khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ...................... 73
3.2.6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, quy trình phù hợp cơ chế một
cửa trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN............................ 74
3.2.7. Xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
kiểm soát chi NSNN qua KBNN .......................................................... 78
3.2.8. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN. ............................ 79
3.2.9 Hiện đại hoá công nghệ KBNN trên cơ sở hình thành Kho bạc
điện tử................................................................................................. 79
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp......................................................80
3.3.1. Sự chỉ đạo, điều hành Quốc hội, Chính phủ .............................. 80
3.3.2 Hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển Hệ thống KBNN đến
năm 2020:........................................................................................... 81
3.3.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Kho bạc Nhà nước: ........... 83
3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, chế độ
trách nhiệm thủ trưởng tại các đơn vị sử dụng NSNN ......................... 84
3.3.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền.............................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................88 Tính cấp thiết đề tài
Từ khi thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, công tác quản
lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước, đặc biệt là công tác kiểm soát
chi NSNN đã có sự thay đổi về chất, giúp cho việc quản lý, điều hành ngân
sách của Chính phủ, Bộ Tài chính được chủ động, an toàn và hiệu quả; đồng
thời, bước đầu tạo nên sự đồng bộ của các quy trình quản lý ngân sách, từ
khâu xây dựng dự toán, phân bổ đến khâu kiểm soát, thanh toán và quyết toán
NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính-ngân sách nhà nước.
Công tác kiểm soát chi NSNN từ chỗ chỉ đơn thuần xuất quỹ NSNN
trong giai đoạn đầu cho đến nay hệ thống KBNN đã xây dựng được cơ chế,
quy trình quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ
quốc tế để vận hành TABMIS; tăng cường cách cấp thanh toán trực
tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ; đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính trong công tác kiểm soát chi, thông qua công tác này đã góp phần
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng.
Tuy nhiên cơ chế kiểm soát chi NSNN vẫn thực hiện dựa theo yếu tố đầu
vào; chưa có biện pháp kiểm soát cam kết chi; tổ chức quy trình kiểm soát chi
NSNN chưa thống nhất, còn nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình
kiểm soát chi NSNN; việc cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ
tin học trong kiểm soát chi NSNN chưa đạt hiệu quả cao,…Còn nhiều quỹ tài
chính nhà nước chưa được quản lý thông qua KBNN, làm suy yếu và phân tán
nguồn lực NSNN.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra
hàng loạt những giải pháp tài chính, tiền tệ để thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội đến 2010 và 2020, trong đó nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng
tâm: Xây dựng đồng bộ thể chế tài chính phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa…Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo
kết quả thực hiện các công việc được ngân sách cấp kinh phí. Xây dựng kế
hoạch tài chính trung hạn để tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán. Tăng
cường phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm tính thống nhất về thể chế của
ngân sách nhà nước và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương,… Nâng cao
tính minh bạch, dân chủ và công khai trong quản lý ngân sách nhà nước. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ; hiện đại hoá công nghệ giám sát.
Chuẩn mực hoá hệ thống kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế,…
Mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán
qua ngân hàng;… Thực hiện chính sách lãi suất theo nguyên tắc thị trường…
Từ những yêu cầu trên, cùng với quá trình công tác thực tế trên 20 năm
trong hệ thống Kho bạc Nhà nước với mong muốn đưa ra một số giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống
KBNN, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát
chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước” làm đề tài Luận văn tốt
nghiệp của mình.
1. Tình hình nghiên cứu
Việc quản lý, kiểm soát chi NSNN đã được một số tác giả nghiên cứu và
tiếp cận với các góc độ khác nhau như: kiểm soát chi theo kết quả đầu ra,
quản lý chi tiêu công hay kiểm soát chi NSNN toàn bộ quy trình từ khâu lập
dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách, chấp hành ngân sách đến quyết toán
NSNN liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp quản lý, hay theo từng lĩnh vực,
từng địa bàn qua một số đề tài nghiên cứu:
“Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ Chính phủ để thực hiện mục tiêu
chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020” Năm 2010, Dương Cao Sơn
“Vận dụng cách quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra
vào trong quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam”. 2007,
Nguyễn Văn Quyền
“Kiểm soát chi ngân sách xã- phường qua Kho bạc Nhà nước TP HCM”.
Năm 2006 ,Trần Thị Thủy
“Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước” năm 2009, Dương
Cao Sơn.
“Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua Kho
Bạc Nhà nước “ năm 2007, Lương Ngọc Tuyền.
Tuy nhiên các đề tài trên nghiên cứu mang tính chất rời rạc, xuất phát từ
các vấn đề cụ thể, việc nghiên cứu tổng thể về kiểm soát chi Ngân sách nhà
nước bám sát theo nhiệm vụ được giao của KBNN trong giai đoạn chấp hành ngân sách thì chưa có công trình nghiên cứu nào.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện về kiểm soát chi
NSNN qua KBNN hiện nay trên toàn bộ các lĩnh vực chuyên môn: chi thường
xuyên và chi đầu tư XDCB theo hướng an toàn, chặt chẽ, hiệu quả là cần thiết
và cấp bách đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
 Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu
tư XDCB từ nguồn NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian qua (từ năm
2006 đến năm 2010) nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi và đưa ra các điều kiện thực hiện giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong thời gian tới.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống những lý luận cơ bản và xác định yêu cầu về NSNN nói
chung và kiểm soát chi NSNN nói riêng.
- Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu
tư XDCB từ nguồn NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian qua (từ năm
2006 đến năm 2010) nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi và đưa ra các điều kiện thực hiện giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống
KBNN.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc kiểm soát các khoản chi thường
xuyên và chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của các đơn vị KBNN. Về thời
gian, luận văn tập tung nghiên cứu công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho
Bạc NN từ năm 2006 đến nay và một số năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu


kZ72t924F083E4R
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status